Những lưu ý khi lựa chọn linh kiện để chơi Mini PC/ PC ITX
Ngoài việc người chơi cần nâng cấp hiệu năng máy tính qua từng năm để có thể đáp ứng được các yêu cầu về phần cứng lẫn phần mềm, trong những năm gần đây ( cụ thể là 2019-2020) xu hướng chơi những bộ máy Mini để có thể tiện di chuyển hay cũng có thể đó là một thứ thể hiện đẳng cấp của người chơi, máy càng nhỏ, hiệu năng càng cao thì người chơi đó lại càng ĐỈNH. Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng xem qua việc chơi dòng máy Mini này cần những gì và chú ý những gì nhé !
1. CASE
Đây là món đầu tiên mà bạn cần quan tâm vì nó sẽ quyết định case của bạn sẽ lắp được những gì và có ngoại hình ra sao. Trên thị trường, có rất nhiều dòng case và có đủ mọi kích thước, không phải case sử dụng các loại main ITX đều có kích thước nhỏ, không phải case mini là không lắp được các dòng main M-ATX, …
Việc chọn case mini cũng có khá nhiều option:
Case theo kiểu Sandwich
Case Mini ITX dạng sandwich – 1
Case Mini ITX dạng sandwich – 2
Các dòng case này có thiết kế card lắp song song với mainboard
Case theo kiểu tower nhưng có kích thước nhỏ gọn
Case LianLi Q37WX
Case loại này sẽ tối ưu không gian hơn các dòng case full tower, số lượng khe cắm VGA giới hạn lại, chỉ lắp được một số kích thước main nhất định.
Case có form thiết kế độc đáo
Case ASUS ROG Z11
Những dòng case có thiết kế rất ĐỘC – LẠ sử dụng linh kiện mini nhưng lại không phải là case “Mini”. Những dòng case này thường phù hợp với người có nhu cầu mod nhiều.
Tuỳ vào nhu cầu mà các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp. ĐỘC LẠ hay NHỎ GỌN.
Case Phanteks Shift X
Link tham khảo các dòng case MINI ITX: TẠI ĐÂY
2. MAINBOARD
Đối với những dòng case này, hầu hết là sử dụng mainboard có kích thước ITX, những dòng main này thường được thêm kí hiệu chữ “I” vào ở cuối tên sản phẩm.
Ví dụ: Z490i, B460i, B550i, …
Kích thước các dòng mainboard
Những chiếc main có kích thước nhỏ như thế này thường có mức giá cao hơn so với các main bình thường. Để sản xuất ra những chiếc main như này, hãng đã phải nghiên cứu và phát triển các công nghệ để đáp ứng được hiệu năng và nhiệt độ phù hợp với người dùng.
Mainboard Mini ITX B460i ASUS ROG STRIX
Ví dụ: Nếu nhu cầu của bạn không quá cao, các bạn có thể dùng 1 chiếc main B460i cho các CPU như i3 i5 i7 thế hệ 10. Nếu bạn là người cần hiệu năng cao, đòi hỏi khả năng ép xung với các CPU như i7 10700K, i9 10900K, chiếc mainboard mà các bạn cần nâng cấp đó chính là Z490i.
Thông thường, những chiếc mainboard ITX sẽ có từ 1-2 khe cắm SSD, 2 slots cắm RAM và 1 khe PCI-e để cắm card đồ hoạ.
Link các dòng Mainboard ITX: TẠI ĐÂY
3. CPU
Việc lựa chọn CPU phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa chọn mainboard, như đã chia sẻ ở trên, việc chọn CPU và MAINBOARD nên được chọn chung nhằm tối ưu hiệu năng và giá thành.
Mainboard chuẩn Mini ITX
Link các dòng CPU:
INTEL: TẠI ĐÂY
AMD: TẠI ĐÂY
4. VGA
Trước khi chọn VGA, các bạn nên tham khảo trước kích thước VGA phù hợp để gắn vào chiếc case mà bạn lựa chọn, các thông số này có thể tham khảo trực tiếp trên website của hãng.
Ví dụ: 1 chiếc VGA MSI RTX 2060 Super GAMING X có kích thước như sau
Thông số card đồ hoạ RTX 2060 Super
Với độ dài: 248mm, độ cao: 128mm, độ dày: 52mm
Việc của bạn là lựa chọn case có thông số sao cho phù hợp.
Link các dòng VGA mới nhất: TẠI ĐÂY
5. RAM
Việc chọn RAM ở đây được quyết định bởi việc bạn sẽ dùng tản nhiệt loại nào. Thông thường, những chiếc case có kích thước nhỏ sẽ không thể sử dụng các loại tản nhiệt nước AIO hay Custom, do đó bạn phải dùng những chiếc tản nhiệt khí, việc dùng tản nhiệt khí sẽ yêu cầu bạn chọn những bộ RAM không có tản nhiệt hoặc tản thấp để có thể lắp vừa.
Case Lianli TU150
Tản nhiệt khí Noctua
Đối với một số case có kích thước lớn hơn, việc lắp được tản nhiệt nước AIO sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lựa chọn RAM.
Link tham khảo RAM: TẠI ĐÂY
6. Tản nhiệt
Tản nhiệt khí: Sử dụng tản nhiệt khí sẽ cần bạn phải để ý một số điều sau: Việc lựa chọn RAM xem có bị cấn không ? Việc tản nhiệt khí có kích thước cao sẽ dễ bị cấn khi đóng nắp case lại, đi kèm với tản sẽ là 1 fan hay là 2 fan, … Và việc sử dụng loại tản nhiệt này sẽ có nhiệt độ cao hơn so với sử dụng các loại tản nhiệt nước.
Tản nhiệt nước: Với một số chiếc case có kích thước không quá nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trang bị hệ thống tản nhiệt nước AIO 120 hoặc 240mm, điều này sẽ giúp hệ thống của bạn mát mẻ hơn, các linh kiện không quá nóng.
Case Mini ITX khi được trang bị tản nhiệt nước AIO
Tản nhiệt nước Custom: Nếu bạn là một người có trình độ chuyên môn cao, bạn hoàn toàn có thể tự ý tạo cho mình một bộ tản nhiệt nước custom. Nhược điểm của loại này là chi phí sẽ rất cao, các linh kiện khó kiếm vì giới hạn về kích thước cũng như độ thông dụng, khả năng bảo trì và thay thế cũng hạn chế.
Case Mini ITX khi được trang bị tản nhiệt nước Custom
Link các dòng tản nhiệt:
Tản nhiệt khí: TẠI ĐÂY
Tản nhiệt nước AIO: TẠI ĐÂY
Tản nhiệt nước CUSTOM: TẠI ĐÂY
7. Nguồn
Đây là linh kiện rất quan trọng cho bộ máy của bạn, có 2 thứ bạn cần quan tâm:
Thứ nhất, công suất nguồn, có nhiều cách để tính toán được công suất của bộ máy mà bạn đang build. Bạn có thể lên web hãng để check nguồn điện cần cung cấp cho từng linh kiện bạn đang chọn, sau đó cộng tất cả lại là sẽ ra công suất nguồn bạn cần dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi trực tiếp tư vấn viên khi mua các sản phẩm.
Thứ hai, kích thước của nguồn, tuỳ vào chiếc case bạn chọn, nhà sản xuất sẽ công bố những chuẩn nguồn nào mà case của họ hỗ trợ. Ví dụ: Nguồn SFX, nguồn ATX, nguồn Flex, … tất cả thông số đều được cung cấp tại website của hãng.
Thông số chi tiết card RTX 3070
Link tham khảo nguồn Mini ITX: TẠI ĐÂY
8. SSD và HDD
Đối với những dòng case mini, mình khuyên các bạn nên sử dụng tất cả SSD M2 vì dùng chuẩn này bạn sẽ tiết kiệm được kha khá không gian để đi dây gọn gàng. Cứ tưởng tượng nếu bạn dùng 1 SSD 2.5inch và 1 HDD thì bạn sẽ cần phải cắm lên tới 4 dây, việc này sẽ khiến case bạn trở nên rất chật chội và khó đi dây.
SSD Samsung 970 EVO Plus
Link tham khảo các mẫu SSD: TẠI ĐÂY