Trong số 68 tác giả được tôn vinh, bên cạnh các nhà khoa học có nhiều tác giả trẻ có mô hình sáng tạo góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp.
Lễ trao giải được tổ chức tối 29/12 tại Hà Nội với sự tham dự của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung Ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành.Theo ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chương trình tôn vinh "Nhà Khoa học của nhà nông" là hoạt động nhằm tăng cường liên kết giữa "6 nhà" trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là giữa nhà khoa học với nhà nông, nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện thu nhập của nông dân...
"Danh hiệu "Nhà khoa học của nhà nông" được coi là một hình thức tri ân của Nông dân Việt Nam đối với nhà khoa học được vinh danh", ông Sùng nói và bày tỏ mong muốn nhà khoa học được tôn vinh có trách nhiệm tiếp tục phổ biến, áp dụng các giải pháp sáng kiến, công trình khoa học, công sức của mình vào thực tiễn đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các lĩnh vực liên quan, đóng góp cho quan hệ liên kết giữa nông dân với các thành phần khác trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa nông sản; gia tăng đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Năm nay tác giả trẻ nhất được vinh danh là Nguyễn Văn Thảo (30 tuổi), hiện là Giám đốc Hợp Tác xã Nông Nghiệp Thuận Thới. Là Thạc sỹ về Công nghệ sinh học Thảo luôn tìm tòi nghiên cứu giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường. Từ năm 2016 – 2020 tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài tỉnh về các mô hình nông nghiệp khép kín thu hút trên 1.000 nông dân tham dự với trên 16 lớp gồm các mô hình như: Mô hình Bò – Trùn – Bò – rau: sử dụng phân bò nuôi trùn và sử dụng trùn thịt vỗ béo bò theo từng giai đoạn phát triển. Chuyển giao cho nông dân quy trình xử lý nước thải và phân bò. Nước thải cho nông dân dẫn qua hố biogas làm chất đốt cho gia đình. Phân bò được tận dụng nuôi trùn quế, sau đó dùng con trùn vỗ béo bò, trùn còn thừa ra chăn nuôi cá kết hợp phân trùn trồng rau sạch hay bón cho cây ăn trái... tạo thêm nguồn thu nhập thụ động cho gia đình.Ngoài 24 nhà khoa học có học vị Tiến sĩ với nhiều đóng góp, cống hiến cho ngành Nông nghiệp và đời sống nông dân, có 14 "nhà khoa học không chuyên" là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận và được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực. Trong số này có tác giả Nguyễn Văn Hưng (33 tuổi), hiện là chủ xưởng gia công chế tạo đồ leo dừa tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ công việc thực tế, anh Hưng đã chế tạo và đưa vào sử dụng hơn 15.000 bộ dụng cụ leo dừa cho hộ nông dân trên cả nước, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre, Bình Định, Kiên Giang, Tiền Giang, Phú Yên... Tác giả đã giúp nhà nông tiết kiệm tiền thuê nhân công hái dừa 20.000-30.000 đồng/cây/lần thu hoạch; đồng thời giúp nông dân chủ động chăm sóc và leo hái.Đây là năm thứ ba Chương trình được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.Ánh Dương
Ton vinh 68 'Nha khoa hoc cua nha nong'
Trong so 68 tac gia duoc ton vinh, ben canh cac nha khoa hoc co nhieu tac gia tre co mo hinh sang tao gop phan phat trien kinh te nong nghiep.
Tôn vinh 68 'Nhà khoa học của nhà nông'
By www.tincongnghe.net
Trong số 68 tác giả được tôn vinh, bên cạnh các nhà khoa học có nhiều tác giả trẻ có mô hình sáng tạo góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp.