Doanh nghiệp vi mạch Việt chọn thị trường ngách để tồn tại

Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, thị trường vi mạch hiện có các "ông lớn" chiếm lĩnh, buộc doanh nghiệp Việt phải tìm đến phân khúc nhỏ hơn.


Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM chia sẻ thông tin tại hội nghị tổng kết Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt giai đoạn 2017 – 2020, do UBND TP HCM chủ trì, sáng 29/12.Hiện hàng nghìn chip sản xuất tại Việt Nam được ứng dụng tại 10 doanh nghiệp, đạt doanh thu gần 20 tỷ đồng mỗi năm. Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, chip SG8-V1 do Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch, Đại học Quốc gia TP HCM (ICDREC) nghiên cứu đã chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: thiết bị xử lý nước bằng công nghệ điện phân và điện từ trường (công ty Ewater), thiết bị thu thập dữ liệu điện kế từ xa (công ty Senvi), hệ thống đèn đường thông minh (công ty Vilight)... Tham gia chương trình vào năm 2017, công ty Ewater mua khoảng 1.000 chip SG8-V1 gắn vào hệ thống xử lý nước sử dụng công nghệ điện từ trường, không cho các chất kim loại có trong nước bám vào thành ống, tạo ra cáu cặn. Việc xử lý cáu cặn theo phương pháp truyền thống là sử dụng hóa chất gây độc hại khi thải ra môi trường, chi phí năng lượng cao hơn 20% so với phương pháp dùng điện từ trường. Chip SG-8V1 ứng dụng trong hệ thống xử lý cáu cặn giúp công ty có doanh thu khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán thiết bị cho các khách sạn, cao ốc, khu nhà hành chính, nhà hậu cần của quân đội..."Sử dụng chip có nguồn gốc Việt giúp công ty tự tin gắn nhãn Made in Vietnam trên sản phẩm của mình và chúng tôi tự hào vì điều đó", ông Lê Trung Hiếu, giám đốc công ty Ewater nói và cho biết, chip sản xuất trong nước có giá thành đắt hơn của nước ngoài song nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn do chi phí của chip không chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể một sản phẩm.Theo ông Dũng, các doanh nghiệp Việt phải tìm đến các phân khúc thị trường nhỏ hơn để cạnh tranh. Việc doanh nghiệp phát triển năng lực sản xuất chip vi mạch là cần thiết để có thể cung ứng trong nước, làm tiền đề nghiên cứu những sản phẩm phần cứng khác.Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt giai đoạn 2017 – 2020 nhằm xây dựng nền tảng cơ bản cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, từng bước đưa sản phẩm vi mạch do các đơn vị trong nước nghiên cứu ứng dụng trong các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam.Việc phát triển công nghiệp vi mạch cũng phục vụ mục tiêu xây dựng mạng lưới hợp tác trong nước và quốc tế, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo, kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực vi mạch tại TP HCM, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp vi mạch.Hà An







Doanh nghiep vi mach Viet chon thi truong ngach de ton tai


Theo Giam doc So Khoa hoc va Cong nghe TPHCM, thi truong vi mach hien co cac "ong lon" chiem linh, buoc doanh nghiep Viet phai tim den phan khuc nho hon.

Doanh nghiệp vi mạch Việt chọn thị trường ngách để tồn tại

Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, thị trường vi mạch hiện có các "ông lớn" chiếm lĩnh, buộc doanh nghiệp Việt phải tìm đến phân khúc nhỏ hơn.
Doanh nghiệp vi mạch Việt chọn thị trường ngách để tồn tại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: