Không chỉ giữ kỷ lục về cân nặng, rắn hổ lục Gaboon còn có răng nanh dài nhất với liều lượng nọc độc trong mỗi nhát cắn cao nhất thế giới.
Rắn hổ lục Gaboon (Bitis gabonica) có thể dài tới 1,8 m với chu vi ấn tượng. Với trọng lượng trung bình 7 - 10 kg, một số lớn nhất đạt 20 kg, đây là loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi và thành viên lớn nhất trong chi Bitis của họ rắn lục. Chúng cư trú trong những khu rừng mưa và rừng gỗ ở nhiều nước thuộc khu vực châu phi cận Sahara.Không chỉ hình dáng nặng nề của rắn hổ lục Gaboon gây ấn tượng mạnh, chúng còn sở hữu cặp răng nanh dài nhất thế giới (5 cm). Những chiếc răng nanh nguy hiểm này có thể bơm lượng nọc độc lên tới 2 gram trong mỗi nhát cắn, liều lượng nọc độc cao nhất so với bất kỳ loài rắn nào khác. Nhát cắn của rắn hổ lục Gaboon có thể gây chết người với các triệu chứng bao gồm sưng tấy, tổn thương tim và mô, máu không đông và hoại tử.Với phần đầu giống hình chiếc lá, rắn hổ lục Gaboon chuyên hoạt động về đêm, hòa lẫn vào nền rừng trong lúc chờ phục kích con mồi lang thang tới gần. Là thợ săn mồi bị động, chúng chuyên nhắm vào động vật có vú nhỏ, chim, ếch nhái. Tuy nhiên, vài mẫu vật rắn hổ lục Gaboon thậm chí tiêu hóa cả nhím và linh dương.Dù có kích thước lớn và nhát cắn đáng sợ, rắn hổ lục Gaboon có bản tính hiền lành. Chúng thường phát ra tiếng rít cảnh báo trước khi tấn công nếu bị quấy rầy. Loài vật này hiếm khi cắn người, các trường hợp bị cắn chủ yếu đến từ rắn nuôi nhốt. Năm 2018, một người đàn ông ở Hàn Quốc bị con rắn hổ lục Gaboon dài 1,3 mét cắn. Nạn nhân mua con rắn buôn lậu từ châu Phi qua mạng.An Khang (Theo IFL Science)
Rắn độc liên tiếp bò vào trường họcRắn độc nuốt chửng đồng loại nhỏ hơn
Loai ran doc nang nhat o chau Phi
Khong chi giu ky luc ve can nang, ran ho luc Gaboon con co rang nanh dai nhat voi lieu luong noc doc trong moi nhat can cao nhat the gioi.
Loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi
By www.tincongnghe.net
Không chỉ giữ kỷ lục về cân nặng, rắn hổ lục Gaboon còn có răng nanh dài nhất với liều lượng nọc độc trong mỗi nhát cắn cao nhất thế giới.