Các loại máy chẩn đoán hình ảnh điện quang, ghi hình tích hợp được sử dụng trong ngành ung bướu, tim mạch, thần kinh.
Thông tin được GS.TSKH Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung Tâm ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai nêu tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 (Chiến lược), Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 29/12.Nhìn lại thời gian thực hiện Chiến lược, các nhà quản lý và chuyên gia cho biết, nhiều mục tiêu đặt ra đã được thực hiện, trong đó có ứng dụng bức xạ hạt nhân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông...Lĩnh vực y tế thể hiện rõ nhất các ứng dụng như y học hạt nhân, điện quang, xạ trị. Đến cuối năm 2020, cả nước có 40 cơ sở y học hạt nhân, chủ yếu tập trung ở các tỉnh/thành phố lớn. Có khoảng 52 thiết bị xạ hình (khoảng 40 máy SPECT và SPECT/CT, 12 PET/CT)... được đầu tư, đạt tỷ lệ khoảng 0,55 máy/1 triệu dân."Tốc độ phát triển các hệ thống ghi hình tích hợp (hybrid imaging) như SPECT/CT, PET/CT... của Việt Nam cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương", GS Mai Trọng Khoa nói và nhấn mạnh Việt Nam còn có lò phản ứng hạt Đà Lạt là một lợi thế so với nhiều nước khác, có thể chủ động sản xuất dược chất phóng xạ.
Trong xạ trị các thiết bị gia tốc, xạ trị áp sát liều cao, phẫu xạ hiện đại của thế giới cũng được đầu tư. "Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ gia tốc đã giúp cho phương pháp xạ trị đạt được hiệu quả và có nhiều ưu thế trong trị liệu ung thư, điều trị thành công và kéo dài cuộc sống cho hàng nghìn bệnh nhân", GS Khoa nói.Ở lĩnh vực nông nghiệp, chọn tạo giống bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến được ứng dụng vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng như lúa, ngô, đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt; hình thành mạng lưới với 10 cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống tập trung ở miền Bắc và miền Nam, trong đó 8 cơ sở đã có giống đột biến phóng xạ được đăng ký và đưa vào trong sản xuất.Đến cuối năm 2020, Việt Nam đã tạo ra và đưa vào trong sản xuất 71 giống cây trồng đột biến bằng phương pháp chiếu xạ, trong đó chủ yếu là giống lúa còn lại là một số giống khác như đậu tương, ngô, hoa, táo, bạc hà (54 giống lúa, 16 giống đậu tương, 10 giống ngô, hoa, táo, bạc hà).
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng, sau 15 năm thực hiện Chiến lược, có thể thấy nhu cầu năng lượng và ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ, công nghệ hạt nhân đã ở một trạng thái khác. Từ các ngành y tế, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông... đều thấy vai trò của năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, "chưa được như kỳ vọng", ông nói.Vì vậy Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho rằng, vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn tới là Việt Nam cần tập trung sản xuất gì để ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ hiệu quả hơn nữa. Đây cũng là vấn đề được ông đặt hàng các chuyên gia. "Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành sẽ tổng hợp các ý kiến trình Chính phủ phương án phát triển năng lượng nguyên tử tại Việt Nam trong giai đoạn tới", Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết.Hải Minh
Viet Nam phat trien may SPECT/CT nhanh nhat chau A - Thai Binh Duong
Cac loai may chan doan hinh anh dien quang, ghi hinh tich hop duoc su dung trong nganh ung buou, tim mach, than kinh.
Việt Nam phát triển máy SPECT/CT nhanh nhất châu Á - Thái Bình Dương
By www.tincongnghe.net
Các loại máy chẩn đoán hình ảnh điện quang, ghi hình tích hợp được sử dụng trong ngành ung bướu, tim mạch, thần kinh.