Tảng băng trôi A-68 nhiều khả năng gây hại cho hệ sinh thái quanh đảo Nam Georgia do cọ xát với đáy biển và thải ra lượng nước ngọt lớn.
Tảng băng A-68 chậm rãi trôi về phía bắc sau khi tách khỏi thềm băng Larsen-C ở Nam Cực vào tháng 7/2017. Từ tháng trước, tảng băng này đã gây chú ý vì có nguy cơ đâm vào đảo Nam Georgia ở Đại Tây Dương. Nó vỡ đôi, sau đó tiếp tục vỡ ra nhiều mảnh nhỏ và không còn là tảng băng trôi lớn nhất thế giới. Giới khoa học lo ngại A-68 sẽ gây hại cho hệ sinh thái xung quanh đảo Nam Georgia do phần đáy phía dưới cào xuống đáy biển và lượng nước ngọt lạnh khổng lồ từ tảng băng tan ra.Nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Quan sát và Mô hình hóa Cực thuộc Đại học Leeds sử dụng dữ liệu từ 4 vệ tinh khác nhau để đưa ra đánh giá về sự thay đổi hình dạng của A-68, Phys hôm 24/12 đưa tin. Trước tiên, họ xác định độ dày của A-68 từ dữ liệu của vệ tinh CryoSat trong 12 tháng trước khi nó tách khỏi thềm băng. Theo đó, A-68 ban đầu dày trung bình 232 m, nơi dày nhất là 285 m.Sau khi tách ra và trôi ngoài biển, vị trí và hình dạng của A-68 được hai vệ tinh Copernicus Sentinel-1 và MODIS ghi lại. Hình ảnh cho thấy diện tích của tảng băng chính chỉ còn một nửa so với ban đầu, từ 5664 km2 xuống còn 2606 km2. Nguyên nhân là nó vỡ ra thành những khối nhỏ hơn.Hai vệ tinh CryoSat và ICESat-2 theo dõi độ dày của A-68 trong lúc nó trôi nổi ngoài đại dương. Trung bình, tảng băng này mỏng đi 32 m, một số điểm mỏng đi tới 50 m - khoảng 1/4 độ dày ban đầu. Sự thay đổi độ dày và diện tích dẫn đến A-68 giảm tới 64% thể tích, từ 1467 km3 xuống còn 526 km3. Từ khi tách khỏi thềm băng, tốc độ tan trung bình của A-68 là 2,5 cm mỗi ngày. Tảng băng hiện thải tới 767 m3 nước ngọt ra biển mỗi giây, gấp khoảng 12 lần sông Thames.Thời gian tới, sự di chuyển của A-68 phụ thuộc vào độ sâu của đáy tảng băng so với vùng biển xung quanh. Nam Georgia nằm ở một nơi xa xôi trên Đại Tây Dương nhưng khoảng 10 km xung quanh đảo là vùng biển tương đối nông.A-68a, khối băng chính của tảng băng trôi A-68, có phần đáy sâu nhất là 206 m. Do đó, khối băng này không thể tới quá gần đảo, trừ khi nó mỏng đi hoặc vỡ ra. Tuy nhiên, hai khối băng lớn khác vỡ ra từ A-68 hôm 21/12 mỏng hơn với đáy nông hơn khoảng 50 m, đang là những mối đe dọa lớn với đảo Nam Georgia.Thu Thảo (Theo Phys)
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới sắp đâm vào đảo Nam GeorgiaRobot theo dõi va chạm với núi băng trôi lớn nhất thế giới
Tang bang troi khong lo tan 767 m3 nuoc moi giay
Tang bang troi A-68 nhieu kha nang gay hai cho he sinh thai quanh dao Nam Georgia do co xat voi day bien va thai ra luong nuoc ngot lon.
Tảng băng trôi khổng lồ tan 767 m3 nước mỗi giây
By www.tincongnghe.net
Tảng băng trôi A-68 nhiều khả năng gây hại cho hệ sinh thái quanh đảo Nam Georgia do cọ xát với đáy biển và thải ra lượng nước ngọt lớn.