Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Mục tiêu chung của Chương trình đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.


Ngày 24/12, Thủ tướng ký Quyết định số 2205 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Ngoài mục tiêu chung, Chương trình xác định đến năm 2025 có 100% các trường đại học, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Có tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lục quốc gia, dịch vụ chủ lực... Đến năm 2030, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của các viện nghiên cứu, trường đại học tăng trung bình 16-18%/năm, số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12-14%; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tăng trùng bình 8-10%/năm.Theo Quyết định này, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan Chủ trì, điều hành, quản lý và tổ chức triển khai hoạt động chung, thường xuyên của Chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức bộ phận làm đầu mối triển khai Chương trình trên cơ sở cân đối, điều chỉnh nguồn nhân lực hiện có của Cục Sở hữu trí tuệ.Cùng ngày, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổng kết công tác năm 2020. Tại đây ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng cho biết, trong năm 2021, Cục sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xử lý đơn sở hữu công nghiệp, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc chuyên môn sẽ được triển khai. Tham dự và phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức triển khai Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ; đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ, đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới sáng tạo, tăng cường hàm lượng tài sản trí tuệ trong tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp."Cần đẩy nhanh việc xử lý đơn sở hữu công nghiệp để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó nghiên cứu các cách làm mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào thẩm định đơn", Bộ trưởng nói.Hải Minh







Chuong trinh phat trien tai san tri tue den nam 2030


Muc tieu chung cua Chuong trinh dua so huu tri tue thanh cong cu quan trong trong he thong doi moi sang tao, nang cao nang luc canh tranh quoc gia.

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Mục tiêu chung của Chương trình đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: