Bầu trời đêm sau nửa triệu năm nữa trông sẽ hoàn toàn khác với hiện nay.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy 40.000 ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm cùng một lúc chưa? Nếu bạn muốn, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có thể cho bạn hai lựa chọn: hoặc là nhìn lên bầu trời đêm trong khoảng nửa triệu năm cùng với Mặt Trời di chuyển đều đặn qua Dải Ngân Hà, hoặc xem một đoạn băng hình mô phỏng tua nhanh thời gian nửa triệu năm đó.
Trong phép mô phỏng mới mẻ này, 40.000 ngôi sao nằm cách xa Mặt Trời trong vòng 325 năm ánh sáng, để lại những vệt sáng dài phía sau chúng. Mỗi điểm sáng biểu thị một vật thể có thực trong Dải Ngân Hà, mỗi vệt sáng cho thấy chuyển động của vật thể đó trong Dải Ngân Hà qua 400.000 năm. Những gì càng sáng, càng nhanh thì càng gần hệ mặt trời của chúng ta, còn càng mờ và càng chậm thì càng xa.
Ở đoạn cuối của đoạn băng hình, hầu hết các ngôi sao co cụm lại về bên phải màn hình còn phía bên trái khá thưa thớt. Đó không phải vì các ngôi sao bị hố đen mới ra đời hay một máy hút của người ngoài hành tinh kéo vào mà đơn giản là vì Mặt Trời của chúng ta cũng liên tục chuyển động, làm cho các ngôi sao đi ngang quan trông giống như co cụm lại về phía đối diện.
Các nhà nghiên cứu của ESA cho biết "nếu bạn tưởng tượng mình đang đi ngang qua một đám đông những người đang đứng yên thì phía trước bạn những người này nhìn như thể đứng gần với nhau hơn khi bạn đi qua họ. Hiệu ứng này cũng xảy ra do chuyển động của Mặt Trời với các ngôi sao khác".
Dữ liệu để tạo ra hình ảnh vũ trụ như những con đom đóm này được lấy từ dữ liệu công bố chính thức lần thứ ba vào tháng 12/2020 do vệ tinh Gaia thu thập. Tập hợp dữ liệu mới này chứa đựng thông tin chi tiết về hơn 1,8 tỷ vật thể trong vũ trụ, trong đó có vị trí chính xác, vận tốc và quỹ đạo của hơn 330.000 ngôi sao trong khoảng cách 325 năm ánh sáng từ Trái Đất. 40.000 ngôi sao làm đại diện, xuất hiện trong băng mô phỏng này được chọn ngẫu nhiên.
Vệ tinh Gaia được phóng vào năm 2013 với nhiệm vụ đo đạc vị trí, khoảng cách và chuyển động của các ngôi sao. Lần công bố dữ liệu thứ hai vào năm 2018 đã giúp các nhà thiên văn học lập bản đồ vũ trụ chi tiết nhất từ trước đến nay. Lần công bố dữ liệu thứ ba này bổ sung khoảng 100 triệu vật thể mới lên bản đồ đó.
Phạm Hường
Theo Live Science
Sau 400.000 nam nua Dai Ngan Ha trong ra sao?
Bau troi dem sau nua trieu nam nua trong se hoan toan khac voi hien nay.
Sau 400.000 năm nữa Dải Ngân Hà trông ra sao?
By www.tincongnghe.net
Bầu trời đêm sau nửa triệu năm nữa trông sẽ hoàn toàn khác với hiện nay.