Nếu trong giờ học Vật lý, học sinh ở trường được làm thí nghiệm chiếu ánh sáng qua một lăng kính để tạo ra cầu vồng nhân tạo, thì chắc các bạn đã biết câu trả lời rồi đó.
Toàn bộ Mặt Trời luôn luôn tỏa sáng. Màu của Mặt Trời là phổ của các màu có trong ánh sáng mặt trời, ánh sáng này sinh ra từ sự tác động qua lại rất phức tạp của tất cả các phần của Mặt Trời.
Vì thế, nếu chúng ta cố tìm hiểu xem màu của Mặt Trời là gì thì chúng ta cần phân tích các tia mặt trời trên Trái Đất và định lượng các tia mặt trời này. Có một số cách để làm việc này và không hề khó chút nào. Thực tế là hầu như đứa trẻ nào cũng có lần làm một trong những thí nghiệm này.
Chúng ta có thể dễ dàng phân tích một chùm ánh sáng bằng cách chiếu nó qua một lăng kính. Đồ vật đơn giản, không tốn kém và dễ cầm trên tay này sẽ trải chùm sáng đó thành những màu gốc khác nhau. Mỗi màu gốc có một tần số sóng riêng. Chính vì thế các nhà khoa học thường dùng các từ "màu" và "tần số" lẫn nhau vì màu của một tia sáng được xác định bởi tần số của nó. Đối với ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được, màu đỏ là màu có tần số thấp nhất và màu tím có tần số cao nhất. Dải màu, hay tần số trong một chùm ánh sáng được gọi là phổ.Khi chúng ta chiếu trực tiếp các tia mặt trời qua một lăng kính, chúng ta nhìn thấy tất cả các màu của cầu vồng. Đó chính ra mới chỉ là những màu mà mắt người có thể nhìn thấy được. Và Mặt Trời có màu trắng bởi vì màu trắng được tạo nên bởi tất cả các màu.
Cách khó hơn một chút để làm thí nghiệm tìm màu của Mặt Trời là dùng một chiếc máy ảnh đo lượng sáng chạm vào các điểm ảnh khác nhau. Từ đó chúng ta có thể xác định các tần số khác nhau của phổ mặt trời. Nếu một tần số cụ thể luôn luôn sáng hơn bất cứ tần số nào khác thì chúng ta có thể kết luận mặt trời là mặt trời có màu đỏ, nhưng không phải như vậy. Khi chúng ta làm thí nghiệm này, chúng ta thấy rằng tất cả các màu có thể nhìn thấy được đều có trong ánh sáng mặt trời với các lượng xấp xỉ bằng nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng là những tần số này không xuất hiện chính xác với cùng một lượng như nhau mà do là các phương sai không đáng kể. Các thành phần màu sắc của ánh sáng mặt trời có lượng gần bằng nhau đến nỗi có thể nói rằng Mặt Trời có màu trắng hơn là nói rằng nó có màu vàng, màu da cam hay bất kỳ một màu tinh khiết nào khác.
Như vậy có thể nói Mặt Trời có màu trắng.
Phạm Hường
Theo Live Science
Thuc chat Mat Troi co mau gi?
Neu trong gio hoc Vat ly, hoc sinh o truong duoc lam thi nghiem chieu anh sang qua mot lang kinh de tao ra cau vong nhan tao, thi chac cac ban da biet cau tra loi roi do.
Thực chất Mặt Trời có màu gì?
By www.tincongnghe.net
Nếu trong giờ học Vật lý, học sinh ở trường được làm thí nghiệm chiếu ánh sáng qua một lăng kính để tạo ra cầu vồng nhân tạo, thì chắc các bạn đã biết câu trả lời rồi đó.