Tàu Trung Quốc mang đất đá Mặt Trăng về Trái Đất

Tàu Hằng Nga 5 kết thúc hoạt động lấy mẫu vật trên bề mặt Mặt Trăng và bắt đầu hành trình kéo đất đá về Trái Đất.


Trung Quốc phóng tàu vũ trụ nhỏ từ bề mặt Mặt Trăng trong bước quan trọng tiếp theo của nhiệm vụ Hằng Nga 5 nhằm đưa mẫu vật Mặt Trăng về Trái Đất. Tàu thăm dò nhỏ ở trên lưng trạm đổ bộ của Hằng Nga 5 rời khỏi khu vực Oceanus Procellarum vào 22h10 ngày, mang theo mẫu vật Mặt Trăng mới thu thập đầu tiên từ năm 1976.6 phút sau, phương tiện cất cánh tới quỹ đạo Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ Hằng Nga 5. Hiện nay, nhiệm vụ của phương tiện cất cánh là gặp tàu bay quanh quỹ đạo đang xoay quanh Mặt Trăng, sau đó chuyển số hàng quý giá cho khoang hồi quyển trong hành trình trở về.Bước tiếp theo là hoạt động gặp gỡ và ghép nối vô cùng thách thức giữa phương tiện cất cánh nhỏ và tàu bay quanh quỹ đạo Hằng Nga 5. Hoạt động cần thực hiện tự động do độ trễ về thời gian liên lạc qua khoảng cách 236.000 km giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Hai phương tiện sẽ bắt đầu tiếp cận vào ngày 5/12 và hoàn thành ghép nối sau 3,5 giờ.Việc lên thời gian cẩn thận cho hoạt động ghép nối sẽ tạo điều kiện cho tàu bay quanh quỹ đạo kéo khoang hồi quyển về Trái Đất đúng dự kiến để đáp xuống Siziwang Banner, Nội Mông, nơi Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc sử dụng để đón phi hành gia trở về trên tàu vũ trụ Thần Châu. Chuyến bay trở về Trái Đất sẽ kéo dài 112 giờ trước khi tiến vào khí quyển. Do tàu vũ trụ trở về từ Mặt Trăng di chuyển nhanh hơn tàu hồi quyển từ quỹ đạo thấp của Trái Đất, khoang chứa mẫu vật sẽ bay nhiều quãng trong khí quyển để giảm tốc và tiếp đất.Công cuộc thu thập mẫu vật Mặt Trăng của tàu Hằng Nga 5 bắt đầu hôm 23/11 khi tên lửa Trường Chinh 5 cất cánh từ miền nam Trung Quốc. Tàu vũ trụ tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng sau 4,5 ngày. Trạm đổ bộ của tàu Hằng Nga 5 hạ cánh xuống Mặt Trăng hôm 1/12 và lập tức bắt đầu chụp ảnh cũng như thu thập mẫu vật bằng mũi khoan và muôi xúc. Trạm đổ đầy mẫu vật Mặt Trăng vào khoang chứa đặc biệt và hoàn thành việc lấy mẫu trong vòng 19 giờ sau khi hạ cánh để chuyển cho phương tiện cất cánh.Phương tiện cất cánh chỉ nặng vài trăm kilogram và cần tăng tốc tới hơn 6.011 km/h hay 1.67 km/giây để tới quỹ đạo Mặt Trăng. Hai phương tiện sẽ mất khoảng 2 ngày để đồng bộ quỹ đạo phục vụ ghép nối. Nếu tất cả diễn ra thành công, khoang chứa mẫu vật sẽ được chuyển tới khoang hồi quyển gắn với tàu bay quanh quỹ đạo.An Khang (Theo Space) Trung Quốc phóng tàu mang mẫu vật Mặt Trăng về Trái ĐấtTàu vũ trụ Trung Quốc lấy mẫu đất đá trên Mặt Trăng







Tau Trung Quoc mang dat da Mat Trang ve Trai Dat


Tau Hang Nga 5 ket thuc hoat dong lay mau vat tren be mat Mat Trang va bat dau hanh trinh keo dat da ve Trai Dat.

Tàu Trung Quốc mang đất đá Mặt Trăng về Trái Đất

Tàu Hằng Nga 5 kết thúc hoạt động lấy mẫu vật trên bề mặt Mặt Trăng và bắt đầu hành trình kéo đất đá về Trái Đất.
Tàu Trung Quốc mang đất đá Mặt Trăng về Trái Đất
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: