Theo các chuyên gia, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp qua các mô hình đào tạo sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng bổ sung nhân lực trong lĩnh vực AI.
Tại Việt Nam các mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp và trường đại học đang phát huy hiệu quả được nhiều chuyên gia ghi nhận và chia sẻ tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2020 vừa tổ chức tại TPHCM.Theo các chuyên gia, nhân lực trong lĩnh vực AI yếu và thiếu là một thực tế vì để có một kỹ sư giỏi không chỉ đòi hỏi việc đào tạo kiến thức nền tảng khi còn ngồi trên giảng đường đại học mà cần được rèn luyện qua giải các bài toán thực tế. Vì vậy việc thành lập các mô hình liên kết sẽ giúp nhanh chóng cho "ra lò" những kỹ sư AI vững tay nghề là cần thiết. Thực tế một số trường đại học đã đi đầu trong việc áp dụng mô hình này.Cho rằng đại học cần đào tạo cho sinh viên cách làm dự án, thay vì thiên về lý thuyết hàn lâm, ông Vũ Hồng Việt (FPT Software) đồng tình với việc doanh nghiệp đặt hàng chính các trường đại học. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đặt các "đề bài" là các dự án, trường đại học sẽ nghiên cứu để rút ra các kỹ năng cần thiết giải quyết từng chủ đề đó, từ đó mới thiết kế bài giảng. "Cách làm này sẽ bám sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng là thực tế hai năm gần đây chúng tôi làm việc với Đại học trực tuyến FUNiX trong việc xây dựng học liệu", ông Việt nói.
Ở Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS Huỳnh Thị Thanh Bình cho biết, ngoài việc lên chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế, Trường đã phối hợp với các tập đoàn lớn để xây dựng chương trình đào tạo, mời các giáo sư nước ngoài về giảng dạy.Còn ở Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM, ông Ngô Đức Thành, Trưởng khoa Khoa học Máy tính cho biết, trường ông đang duy trì mô hình khá hiệu quả. Đó là doanh nghiệp đặt phòng thí nghiệm ngay tại trường. Đã có 2 phòng thí nghiệm do doanh nghiệp đầu tư đặt tại Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM. Tại đây, sinh viên và giảng viên có thể tham gia trực tiếp các dự án của doanh nghiệp mà không mất nhiều thời gian di chuyển. Các sinh viên có cơ hội trải nghiệm tác phong làm việc như đang ở môi trường của doanh nghiệp, sẽ được rèn luyện kỹ năng thực tế tốt hơn.Những mô hình đào tạo theo cách này cũng là gợi ý được GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu. Ông cho rằng, việc các trường kết hợp với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội rèn thực tế để nâng cao kỹ năng là một mô hình hiệu quả. Mô hình có thể phát triển mạnh hơn có thể lấp đầy khoảng trống nhân lực.Chương trình AI4VN 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TPHCM, Báo điện tửVnExpress tổ chức, cùng sự đồng hành của các đơn vị tài trợ Australian Aid and Aus4Inovation Programme, VietinBank, VinBigdata, FPT, VIB và Phenikaa.Bảo Chi
Cach de Viet Nam co nhan luc AI gioi
Theo cac chuyen gia, lien ket giua truong dai hoc va doanh nghiep qua cac mo hinh dao tao se giup Viet Nam nhanh chong bo sung nhan luc trong linh vuc AI.
Cách để Việt Nam có nhân lực AI giỏi
By www.tincongnghe.net
Theo các chuyên gia, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp qua các mô hình đào tạo sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng bổ sung nhân lực trong lĩnh vực AI.