Hàng chục nghìn doanh nghiệp áp dụng công nghệ nâng cao năng suất

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình năng suất Quốc gia được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý giúp giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng chất lượng sản phẩm.


Cương trình Quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" (Chương trình 712), do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan thực hiện đã triển khai được 10 năm.Trong buổi tổng kết sáng 26/11, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, sau 10 năm triển khai đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp cải tiến sản xuất, nâng cao khả năng quản trị, quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, tiết kiệm nguyên-nhiên vật liệu, năng lượng, qua đó, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.Đã có 7 dự án năng suất chất lượng ngành và 57 dự án năng suất chất lượng địa phương được xây dựng. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với khoảng 13.000 TCVN (60% trong số đó hài hoà tiêu chuẩn quốc tế và khu vực), cùng với 800 QCVN do các Bộ quản lý ngành/lĩnh vực ban hành, đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, là cơ sở để triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp. Đánh giá cao kết quả Chương trình đạt được, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho rằng, năng suất là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Vai trò của năng suất ngày càng được khẳng định, đặc biệt là khi nền kinh tế gặp phải khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh như vậy, nhiều quốc gia đã lựa chọn con đường để khôi phục kinh tế một cách nhanh nhất, để thay đổi lại và thích nghi trong bối cảnh mới đó là áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao năng suất.Ông cho biết, Chương trình năng suất chất lượng được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, viện, trường, hiệp hội và doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình. Hoạt động chương trình trong 10 năm qua luôn bám sát mục tiêu và nhiệm vụ, và đa số nhiệm vụ đề ra đều được yêu cầu.Hoạt động chính và điểm nhấn của chương trình là hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng thông qua các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp được hỗ trợ từ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ đến siêu nhỏ. Từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đến doanh nghiệp tổ chức, hợp tác sản xuất nông nghiệp, kể cả các làng nghề. Các hệ thống công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến trên thế giới đã được nghiên cứu, triển khai và áp dụng tại Việt Nam ở trong các doanh nghiệp đã hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách với doanh nghiệp khu vực và trên thế giới.Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp của chương trình lồng ghép với các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội khoa học công nghệ khác đã góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, ngày 31/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322 phê duyệt chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên cơ sở kế thừa Chương trình 712."Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đúng thời điểm doanh nghiệp Việt Nam cần một động lực để chuyển đổi từ giai đoạn phát triển theo hướng tập trung vào vốn và sử dụng lao động giá rẻ sang giai đoạn phát triển với cách thức quản lý hiệu quả hơn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và mang lại giá trị gia tăng cao hơn", ông Định nói. Hy vọng chương trình trong giai đoạn tới sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tới cộng đồng doanh nghiệp và yếu tố nâng cao năng suất chất lượng sẽ được nhìn nhận ở các khía cạnh cơ hội khác nhau. "Đây là một nội dung vô cùng quan trọng của chương trình", Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh.Bảo Chi







Hang chuc nghin doanh nghiep ap dung cong nghe nang cao nang suat


Cac doanh nghiep tham gia Chuong trinh nang suat Quoc gia duoc ho tro ap dung he thong quan ly giup giam chi phi, tiet kiem nguyen lieu, nang chat luong san pham.

Hàng chục nghìn doanh nghiệp áp dụng công nghệ nâng cao năng suất

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình năng suất Quốc gia được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý giúp giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng chất lượng sản phẩm.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp áp dụng công nghệ nâng cao năng suất
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: