Thúc đẩy các giải pháp củng cố an ninh hạt nhân trong ASEAN

Thông qua các dự án kỹ thuật ASEANTOM đã hỗ trợ năng lực các quốc gia thành viên trong ứng phó với các tình huống khẩn cấp về bức xạ, hạt nhân.


Phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 7 của Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử của ASEAN (ASEANTOM) chiều 24/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc đánh giá cao hoạt động của Mạng lưới trong thời gian qua trong việc thúc đẩy các giải pháp nâng cao năng lực của các quốc gia thành viên trong thực hiện an ninh, an toàn hạt nhân.Hiện có 10 thành viên tham gia mạng lưới này gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2020 Việt Nam là Chủ tịch ASEANTOM. Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, với vai trò là Chủ tịch ASEANTOM 2020, Việt Nam đã tích cực thực hiện vai trò điều phối, là đầu mối của các đối tác để đưa ra các giải pháp phù hợp trong việc chuẩn bị thành lập xây dựng mạng lưới giám sát bức xạ cảnh báo sớm ASEAN, xây dựng nghị định thư ASEAN về ứng phó với sự cố bức xạ và hạt nhân...Thông qua các dự án kỹ thuật được thực hiện đã hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật của các quốc gia thành viên trong khu vực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp về bức xạ và hạt nhân có thể xuất hiện từ sự phát triển của các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền. Theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ, Hạt nhân, Chủ tịch ASEANTOM 2020, thông qua Mạng lưới, một số dự án trong việc củng cố năng lực vùng về an toàn hạt nhân, an ninh và thanh sát trong khu vực ASEAN đã được triển khai với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế như Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và các đối tác khác.Một trong số đó là Dự án hợp tác vùng IAEA - ASEAN RAS 9077 về Hỗ trợ chuẩn bị và ứng phó sự cố hạt nhân cấp vùng; Dự án EC – ASEAN về Củng cố việc chuẩn bị và ứng phó sự cố của các quốc gia ASEAN (Dự án này gồm 2 dự án thành phần: Hỗ trợ kỹ thuật đối với việc ra quyết định; và Mạng lưới quan trắc phóng xạ cảnh báo sớm (EWRMN)); Dự án vùng IAEA – ASEAN về An ninh hạt nhân.Triển khai các dự án, Việt Nam đã thành lập các đội ứng phó sự cố cũng như xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và thực hiện diễn tập về ứng phó các sự cố phóng xạ. Cục An toàn bức xạ, Hạt nhân cùng với Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) thiết lập mạng lưới quan trắc phóng xạ quốc gia.Ngoài ra, tại Dự án thành phần 02 của EC-ASEAN về Mạng lưới quan trắc phóng xạ cảnh báo sớm với các thiết bị quan trắc phóng xạ sẽ được kết nối với hệ thống quan trắc quốc gia của Việt Nam. "Với dữ liệu đo đạc từ mạng quan trắc này sẽ hỗ trợ các quốc gia thành viên ASEAN trong việc cảnh báo sớm và phát hiện phóng xạ bất thường từ các sự cố hoặc tai nạn từ các Nhà máy điện hạt nhân bên ngoài lãnh thổ ASEAN", ông Khải nói. Để bảo đảm An ninh hạt nhân, Việt Nam hợp tác với IAEA để trang bị Cổng quan trắc phóng xạ (RPM) tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TPHCM. Hiện hệ thống RPM mới chỉ được thiết lập tại Sân bay quốc tế Nội Bài.Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/11. Từ 15/11/2020, chức Chủ tịch ASEAN được trao từ Việt Nam cho Brunei Darussalam.Hải Minh







Thuc day cac giai phap cung co an ninh hat nhan trong ASEAN


Thong qua cac du an ky thuat ASEANTOM da ho tro nang luc cac quoc gia thanh vien trong ung pho voi cac tinh huong khan cap ve buc xa, hat nhan.

Thúc đẩy các giải pháp củng cố an ninh hạt nhân trong ASEAN

Thông qua các dự án kỹ thuật ASEANTOM đã hỗ trợ năng lực các quốc gia thành viên trong ứng phó với các tình huống khẩn cấp về bức xạ, hạt nhân.
Thúc đẩy các giải pháp củng cố an ninh hạt nhân trong ASEAN
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: