10 km thu được 1.000 bẫy thú rừng

Tham gia gỡ bẫy thú rừng, anh Lê Quốc Thiện thành viên đội kiểm lâm của WWF không kể hết những ngày tìm thấy cả nghìn cái bẫy.


Các loài sao la, mang lớn, thỏ vằn Trường Sơn, Bò rừng, Cầy vằn bắc... ở Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày càng vắng bóng do nạn đặt bẫy thú rừng. Gần 10 năm tham gia Chương trình CarBi của WWF nhằm ngăn chặn nạn phá rừng, hình ảnh quen thuộc anh chứng kiến là những cái bẫy được đặt ngày càng tinh vi. Chỉ trong phạm vi 10 km tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên- Huế, anh không nhớ hết những ngày tìm được 1.000 bẫy."Những hôm tìm thấy ít bẫy hơn không phải vì số lượng kẻ săn động vật hoang dã giảm đi mà là do độ tinh vi trong chiến thuật đặt bẫy của chúng tăng lên, "che mắt các cán bộ kiểm lâm", anh Thiện nói. Khi chưa bị phát hiện nhiều, kẻ đi săn thường đặt bẫy trong những hàng rào dài tự dựng, lên tới hàng trăm chiếc. Nhưng bị đội kiểm lâm nhiều lần phá dỡ, nhóm thợ săn thay đổi chiến thuật, đặt từng cụm bẫy lẻ, được ngụy trang tinh vi dưới đất, phía trên phủ lớp lá mục. Để không bị phát hiện, thay vì đi theo sườn núi, chúng chọn cách đi theo dọc con suối, mùa mưa, nước dâng lên, kiểm lâm khó men theo dấu chân để tìm bắt.Các loại bẫy thú thường gặp trong rừng gồm bẫy dây, bẫy lưới, bẫy cạp, nhưng loại phổ biến nhất là bẫy dây vì loại này đơn giản, dễ đặt, chỉ cần mấy chiếc dây phanh xe máy vài chục nghìn đồng là có thể bắt được con tê tê, cầy bán với giá hàng triệu đồng. "Chỉ cần động vật hoang dã tới ăn mồi đặt trên bẫy, chân bị sụp xuống hố, thòng lọng siết chặt, treo ngược con thú. Chúng càng giãy dụa, dây càng siết chặt, không thoát ra được. Có những loại bẫy cạp đến dùng sức người còn khó gỡ ra, huống chi là sức của con vật", anh nói. Thông thường, để bắt đầu một chuyến tuần tra có thể kéo dài tới 16 ngày, nhóm kiểm lâm phải trang bị đầy đủ nồi, võng, thuốc men, thiết bị định vị và liên lạc trong rừng. Anh Thiện cho biết, mùa mưa là khoảng thời gian nhóm đối tượng săn bắt nhiều hơn, và gây khó khăn cho đội kiểm lâm nhất bởi khi đó nước trên núi lên nhanh, đội kiểm lâm dễ bị mất dấu những kẻ đi săn. Những khi nước suối dâng lên, không xuống núi được, nhóm phải cắm trại ở lại trong rừng.Những buổi đi phá bẫy, may mắn thì đội chỉ tìm thấy những chiếc bẫy trống hoặc có những cá thể được kịp thời phát hiện, sơ cứu vết thương và tái thả về rừng. Đau xót nhất là khi thấy con vật đó đã chết khi chúng không được tháo bẫy sớm. "Kẻ săn bắt sẽ không lấy con vật đã chết mà chỉ chúng sẽ để lại trong rừng, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng", anh Thiện nói.Gần chục năm thực hiện hàng nghìn chuyến đi, lội khắp cánh rừng từ Huế, đến Quảng Nam, xuống Tây Nguyên, anh và đồng đội đã phát hiện và bắt được nhiều nhóm thợ săn. Có những đối tượng được đội kiểm lâm của anh tìm cách cảm hóa, trở thành thành viên đội bảo vệ rừng, được giao nhiệm vụ phát hiện cụm bẫy hàng trăm cái và những nhóm đối tượng, nhờ tận dụng kiến thức và kỹ thuật đi rừng săn bắt.Theo các chuyên gia, để giảm thiểu và ngăn chặn số lượng bẫy đặt trong rừng, cách làm triệt để nhất không phải là xây dựng nhiều đội tuần tra phá bẫy mà phải ngăn chặn nhu cầu tiêu thụ thú rừng bằng cách ngăn chặn nguồn cung cấp. Có những chương trình hỗ trợ sinh kế, việc làm cho cộng đồng, cho những nhóm thợ săn, để họ không còn coi việc săn bắt thú rừng là công cụ sinh sống hàng ngày.Tại hội thảo "Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam thông qua giải quyết vấn nạn bẫy dây và cải thiện phúc lợi của kiểm lâm" tổ chức ngày 18/11, WWF đã công bố kết quả, chỉ riêng trong hai Khu tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế và tỉnh Quảng Nam, đã có 127.857 bẫy thú được tháo gỡ trong giai đoạn năm 2011-2019. Trung bình mỗi năm tháo gỡ được 14.206 chiếc, mật độ bẫy tại đây lên tới 880 bẫy/km2.Các ý kiến tại hội thảo nhận định, hiện tượng khủng hoảng đặt bẫy ngày một nghiêm trọng bởi nhu cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã vẫn còn. Nhiều người dân sống tại các khu đô thị Việt Nam (20-80% tùy vào địa điểm) sử dụng các sản phẩm từ thịt động vật hoang dã ít nhất một lần một năm. Trong khi có 58% mầm bệnh được phát hiện ở người có nguồn gốc từ động vật, bao gồm 60-73% các bệnh truyền nhiễm mới bùng phát.Lực lượng kiểm lâm được xác định có vai trò quan trọng trong đảm bảo các khu bảo tồn duy trì đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái. Vì vậy số lượng kiểm lâm tuần tra khu vực cần được đảm bảo tối thiểu 5 kiểm lâm/100km2. Đồng thời tăng phạm vi và tần suất của kiểm lâm, ưu tiên cho các khu vực có loại bẫy nhắm vào các loài có giá trị thương mại cao và xây dựng hệ thống tuyến tuần tra trên bản đồ, tăng cường các cuộc tuần tra SMART (tuần tra thông minh sử dụng phần mềm tối ưu hóa tuần tra).WWF kiến nghị, về phía nhà nước, ngoài tăng cường thực thi pháp luật để ngăn chặn tình trạng đặt bẫy và săn bắt động vật hoang dã, cần bổ sung vào các văn bản pháp quy về định nghĩa các loại bẫy, phân loại cụ thể, các quy định về sở hữu và sử dụng bẫy. Các loại bẫy cần được thêm vào danh mục công cụ cấm mang vào rừng như lửa hoặc điện trong luật liên quan. Đồng thời, theo dõi thống kê việc thực thi, truy tố và kết án đối với tất cả các vụ án liên quan đến săn bắt bằng bẫy và tội phạm về động vật hoang dã ở trong nước.Nguyễn Xuân







10 km thu duoc 1.000 bay thu rung


Tham gia go bay thu rung, anh Le Quoc Thien thanh vien doi kiem lam cua WWF khong ke het nhung ngay tim thay ca nghin cai bay.

10 km thu được 1.000 bẫy thú rừng

Tham gia gỡ bẫy thú rừng, anh Lê Quốc Thiện thành viên đội kiểm lâm của WWF không kể hết những ngày tìm thấy cả nghìn cái bẫy.
10 km thu được 1.000 bẫy thú rừng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: