Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng thay thế con người xử lý nguồn thông tin lớn, được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, ngân hàng, kinh doanh bán lẻ...
Thế giới bắt đầu nghiên cứu và khai phá trí tuệ nhân tạo (AI) từ năm 1950, trong vai trò hỗ trợ chuyên gia, người máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mạng neural, với dung lượng lớn, tốc độ cao, tính xác thực, đa dạng. Đây là một hệ thống có thể tự học và tư duy như con người mà ứng dụng nổi bật của nó là đưa ra dự đoán dựa trên các hiện tượng xảy ra. Chính điều này mang lại một lợi ích rất lớn trong kinh tế-xã hội vì có thể thay thế con người xử lý những nguồn thông tin lớn một cách tự động, nhanh chóng.Nhờ những lợi ích mà AI mang lại, nhiều nước trên thế giới công bố AI là chiến lược phát triển quốc gia, chi ngân sách hàng trăm triệu USD để nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng của công nghệ này. Đặc biệt, Các tiêu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành lập Bộ Trí tuệ Nhân tạo, ưu tiên phát triển các dự án ứng dụng AI giảm biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp.Xu hướng AI trên thế giới hiện nay được tập trung vào 5 vấn đề chính, gồm: tăng cường an minh mạng, hỗ trợ con người, tự động hóa, truy cập dữ liệu phổ biến, cá nhân hóa dịch vụ khách hàng.Đặc biệt vai trò của AI hỗ trợ và thay thế con người được thấy rõ trong bối cảnh Covid-19 trên thế giới. Các ứng dụng tiên tiến được triển khai như máy bay không người lái có khả năng phát hiện người có triệu chứng Covid-19 trong đám đông, hoặc công nghệ nhận dạng khuôn mặt hỗ trợ bởi các thuật toán thị giác máy tính để theo dõi và hướng dẫn cách ly an toàn.
Việt Nam bắt đầu tham gia vào cuộc đua triển khai AI từ năm 2017. Đến nay, phát triển công nghệ AI là một trong những chiến lược trọng tâm của Chính phủ trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và cần tạo ra động lực tăng trưởng mới từ nền kinh tế tri thức, kinh tế công nghệ. Trong vài năm trở lại đây, khởi nghiệp công nghệ AI cũng như xu hướng ứng dụng công nghệ này vào các mô hình kinh doanh mới đang bùng nổ tại Việt Nam. AI đang dần khẳng định rõ vai trò tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế, ngân hàng, kinh doanh bán lẻ...Trong y tế, AI được ứng dụng trong các nghiên cứu về tế bào, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống cung cấp hình ảnh lâm sàng cho bác sĩ giúp bác sĩ phân tích, đưa ra các chẩn đoán nhanh chóng. Các bác sỹ cũng có thể dựa trên hệ gene, sử dụng thuật toán để thấy được diễn biến mô hình bệnh, chỉ thị sinh học, các thông tin trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, nghiên cứu để phân tích hình ảnh trên não bộ, xử lý dữ liệu về ung thư.Ở lĩnh vực ngân hàng, một số đã tiên phong ứng dụng AI để tạo ra các giải pháp đột phá, chủ yếu trong mảng ngân hàng bán lẻ. Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, khi dịch bùng phát, hoạt động hàng ngày của ngân hàng cũng chịu hưởng, như việc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng bị gián đoạn, khiến lượng giao dịch trầm lắng.Nhờ việc đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ, làm việc từ xa, gặp mặt khách hàng trực tiếp, lượng khách hàng mới giao dịch online vẫn tăng. "Chỉ 6 tháng đầu năm, số lượng khách hàng online mới của VietinBank tăng hơn nửa triệu khách hàng", ông Lân cho biết trong một tọa đàm về ứng dụng AI.Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng mạnh dạn tìm kiếm và triển khai các giải pháp AI phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. Các SME có thể ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh thì tiềm năng mang lại là rất lớn. SSME tại Việt Nam hiện nay có xu hướng ứng dụng giải pháp AI như chatbot- tư vấn viên đa năng có khả năng vận hành mọi lúc, tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng, trở nên thông minh hơn theo thời gian. Chatbot có thể xử lý tự động tới 90% giao dịch, giúp SME tối ưu nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí vận hành và nhân sự. Ngoài ra, công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR giúp đơn giản hóa quy trình trích xuất thông tin và lưu trữ dữ liệu khách hàng.GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Phó chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia KC 4.0 cho biết, Chiến lược quốc gia phát triển AI cũng định hướng tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tăng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ. Đây là định hướng nền tảng để các nghiên cứu, triển khai ứng dụng tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm để người dùng hài lòng hơn và giúp doanh nghiệp dịch vụ tốt hơn, mang lại doanh thu lớn hơn.Từ định hướng này, cuộc thi AI Hackathon online "RESET 1010" đã khởi động để tìm ra các sáng kiến công nghệ AI trên 9 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực, thương mại điện tử và bán lẻ, logistics và chuỗi cung ứng, tối ưu hóa vận hành, nông nghiệp và thực phẩm và may mặc.Cuộc thi "RESET 1010" nằm trong chuỗi sự kiện AI4VNdo Tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ AngelHack tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự đồng hành từ Aus4Innovation - chương trình hợp tác phát triển của Bộ Ngoại Giao và Thương mại Australia tại Việt Nam, UNDP - chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Báo điện tử VnExpress, Thành đoàn - Hội Sinh viên - Hội Liên hiệp thanh niên TP. Hà Nội và Công ty giải pháp trí thông minh nhân tạo Việt Nam (VAIS).Các thí sinh có ý tưởng, sáng kiến có thể tìm hiểu cách thức tham gia và các yêu cầu về cuộc thi tại đây.Nguyễn Xuân
AI duoc ung dung tao ra nhieu giai phap huu ich
Tri tue nhan tao duoc ung dung thay the con nguoi xu ly nguon thong tin lon, duoc ung dung trong cac linh vuc y te, ngan hang, kinh doanh ban le...
AI được ứng dụng tạo ra nhiều giải pháp hữu ích
By www.tincongnghe.net
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng thay thế con người xử lý nguồn thông tin lớn, được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, ngân hàng, kinh doanh bán lẻ...