Giun có máu không, nếu có thì màu gì?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Nhiều loài giun có máu, máu giun không có màu hoặc màu hồng, màu đỏ, thậm chí cả màu xanh.


Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, trước tiên chúng ta cần xác định loại giun chúng ta quan tâm. Có rất nhiều loại giun khác nhau. Nhìn chung, giun là một con vật có thể có độ dài bất kỳ, thân nhỏ, không có xương sống, còn về mặt khoa học chúng ta quy chúng làm ba loại: giun dẹp, giun tròn và giun đốt. Giun sống ở biển, trong cát và trong đất. Một số loài giun sống bên trong cơ thể thực vật hoặc động vật, những loài này được gọi là ký sinh trùng.Ba loại giun Giun dẹp: Loài này bao gồm sán dây sống ký sinh trong vật chủ và sán sữa sống ở ao, hồ. Những con vật này có thân bẹt mỏng đến nỗi chúng không cần đến cả máu. Chúng hút oxygen qua da và oxygen đi thẳng đến từng tế bào. Do đó chúng gần như không có màu hoặc gần như trắng. Giun tròn: Loài này chủ yếu sống trong đất. Giun tròn có thể sống ký sinh trong cơ thể người, gây tác hại nghiêm trọng, như là mù mắt và bại não. Một con giun tròn lớn sống trong ruột người có thể dài tới 35 cm. Như tên gọi của nó, giun tròn có hình ống. Thân nó chứa chất lỏng vận chuyển oxygen đến các cơ quan bên trong. Nhưng chất lỏng này không được gọi là máu, vì nó không tuần hoàn trong cơ thể. Hầu hết các loài giun tròn rất nhỏ và có thể thẩm thấu oxygen qua da đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Nhưng những con giun tròn rất to lại không thể làm được việc này dễ dàng, nhất là khi chúng sống bên trong cơ thể động vật khác, nơi không có nhiều oxygen. Những con giun to này sử dụng một phân tử vận chuyển oxygen gọi là haemoglobin để đưa oxygen đến các bộ phận trong cơ thể. Giun đốt: Loài này gồm có giun đất, đỉa và giun biển. Cơ thể giun đốt chia đều thành các đốt. Hầu hết giun đốt đều có hệ tuần hoàn, tức là mạch máu và tim để bơm máu đi khắp cơ thể.Máu giun màu gì? Màu máu của bất kỳ động vật nào cũng quyết định bởi phân tử vận chuyển oxygen và các khí khác vào và ra khỏi cơ thể. Nếu phân tử đó sử dụng sắt để vận chuyển oxygen thì máu thường có màu đỏ, nếu dùng đồng thì máu có màu xanh, nhưng các phân tử này cũng có thể có màu xanh lá hoặc màu hồng. Haemoglobin là loại phân tử vận chuyển oxygen phổ biến nhất, kể cả ở giun. Phân tử này chứa sắt, vì thế hầu hết máu của giun, kể cả giun đất và đỉa, có màu đỏ. Một số loài giun đốt dùng phân tử chlorocruorin để vận chuyển oxygen. Máu của những loài giun này có màu đỏ hoặc xanh lá. Một nhóm giun đốt biển có máu hồng. Đó là vì phân tử vận chuyển oxygen của chúng là một loại sắc tố máu, gọi là hemerythrin, có màu hồng hoặc tím đỏ. Một vài loài giun đốt không có phân tử vận chuyển oxygen, vì thế máu của chúng không màu.Như vậy, trả lời cho câu hỏi “giun có máu không” thì có thể nói là giun đốt có máu, còn giun dẹp và giun tròn không có. Màu máu phụ thuộc vào phân tử vận chuyển oxygen của con giun đó. Và hầu hết máu của giun có màu đỏ, giống như máu người. Phạm Hường  Theo The Conversation







Giun co mau khong, neu co thi mau gi?


Cau tra loi ngan gon la co. Nhieu loai giun co mau, mau giun khong co mau hoac mau hong, mau do, tham chi ca mau xanh.

Giun có máu không, nếu có thì màu gì?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Nhiều loài giun có máu, máu giun không có màu hoặc màu hồng, màu đỏ, thậm chí cả màu xanh.
Giun có máu không, nếu có thì màu gì?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: