Các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại các vùng nông thôn, miền núi đã giải quyết hàng nghìn lao động dôi dư, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Thông tin được các đơn vị thực hiện Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 (Chương trình Nông thôn miền núi) nêu tại Hội nghị sơ kết 5 năm, do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức sáng 13/11 tại TP. Bắc Giang.Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, mục tiêu của Chương trình nhằm ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển của nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, phát huy khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống và lịch sử. Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nhanh chóng chuyển giao tiếp nhận và làm chủ các quy trình kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất, giúp cho doanh nghiệp, nhà sản xuất và người dân không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giai đoạn 2016-2020 có 400 dự án được thực hiện tại 61 địa phương ở các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, công nghệ sinh học, bảo quản chế biến, vật liệu xây dựng, xử lý nước... Các dự án khi kết thúc dự kiến xây dựng được 1.309/1.200 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (đạt 109,1%); chuyển giao được hơn 2.000 lượt công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.Ông Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, Chương trình Nông thôn miền núi, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện 11 dự án. Đã chuyển giao 18 lượt công nghệ vào sản xuất, đào tạo trên 90 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho 2.300 lượt người dân; giải quyết được tình trạng lao động dôi dư, nông nhàn và tăng thu nhập cho người dân. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng Chương trình Nông thôn miền núi đã tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được các cấp chính quyền và người dân đánh giá cao và nhân rộng trong thực tiễn.Tuy nhiên, Thứ trưởng Giang cho rằng, cần nhìn nhận thực tế, khắc phục, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức triển khai thời gian qua. Đó là việc hướng dẫn các tổ chức tham gia Chương trình thực hiện các dự án trên các lĩnh vực khác nhau như công nghệ chế biến sâu, công nghệ sau thu hoạch, mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ gắn với phát triển du lịch sinh thái.... vẫn còn hạn chế.Ông cũng đề nghị các đơn vị rà soát, tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ bổ sung, chỉnh sửa hành lang pháp lý để thuận lợi cho thực hiện Chương trình. Các Sở Khoa học và Công nghệ bám sát các mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương giai đoạn 2020-2020, trên cơ sở đó chủ động tham mưu cho UBND cấp tỉnh đề xuất và tổ chức thực hiện các dự án phù hợp với chủ trương phát triển nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa của địa phương. Góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân."Các tổ chức chủ trì dự án, các tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ phải phối hợp chặt chẽ, huy động nguồn lực đối ứng cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để triển khai thành công các dự án. Đồng thời phải có kế hoạch nhân rộng các mô hình của dự án sau khi kết thúc", Thứ trưởng Giang nói.Hải Minh
Ung dung cong nghe giup dan mien nui thoat ngheo
Cac mo hinh ung dung tien bo ky thuat tai cac vung nong thon, mien nui da giai quyet hang nghin lao dong doi du, nang gia tri san pham nong nghiep.
Ứng dụng công nghệ giúp dân miền núi thoát nghèo
By www.tincongnghe.net
Các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại các vùng nông thôn, miền núi đã giải quyết hàng nghìn lao động dôi dư, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp.