Australia - Con rắn nước keelback tham mồi to quá khổ có thể chết nếu các bác sĩ thú y không kịp kéo cóc mía ra từ cổ họng nó.
Ảnh chụp X-quang hé lộ con cóc mắc kẹt giữa chừng trên đường xuống dạ dày. Stuart McKenzie, chuyên gia bắt rắn của dịch vụ cứu hộ Sunshine Coast Snake Catchers 24/7 ở miền đông Australia chia sẻ hình ảnh bác sĩ thú y tiến hành lấy con cóc ra trên Facebook hôm 2/11.McKenzie tìm thấy con rắn khi nó sắp chết. Nó mắc vào túi lưới ở nhà dân. Khi McKenzie gỡ con rắn ra, anh nhận ra điều bất thường. Con rắn dường như bị đau bên trong cơ thể và không thể ăn bất cứ thứ gì.McKenzie đưa con rắn nước tới Dịch vụ Cứu hộ Động vật ở Tanawha, bang Queensland, để nhờ kiểm tra. Các bác sĩ thú y nhận thấy có vật cứng trong bụng con rắn. Kết quả chụp X-quang hé lộ rắn nước đã ăn mồi và trở nên khó chịu vì không thể nuốt trôi. Họ sờ nắn nhẹ nhàng để đẩy vật đó lên từ dạ dày và kéo nó ra khỏi miệng rắn. Cuối cùng, họ phát hiện đó là một con cóc mía lớn.Rắn nước keelback là loài rắn bán thủy sinh không có nọc độc duy nhất của Australia. Chúng là động vật nhỏ, phát triển tới chiều dài tối đa khoảng một mét, nhưng phần lớn chỉ đạt một nửa kích thước này. Chúng thường sống gần nguồn nước ngọt như lạch nước và đầm lầy, chuyên ăn động vật có xương sống như ếch và thằn lằn. Không giống nhiều loài rắn khác, rắn keelback ăn con mồi từ phía sau.Trong khi đó, cóc mía là loài xâm hại ở Australia. Chúng trở thành vật gây hại sau khi du nhập vào nước này để kiểm soát bọ cánh cứng trên những cánh đồng mía ở bang Queensland vào thập niên 1930. Ngoài cạnh tranh với động vật bản xứ, chúng có nọc độc, có thể giết động vật săn mồi muốn ăn thịt chúng. Rắn nước keelback là một trong số ít động vật có thể chịu được nọc độc của cóc mía.Chính quyền bang Queensland cho biết khả năng kháng nọc độc cóc mía của rắn nước keelback nhiều khả năng liên quan tới đặc tính sẵn có của chúng thay vì thích nghi. Giới nghiên cứu cho rằng rắn nước keelback tiến hóa ở Australia, nơi chúng phải đối đầu với những loài khác với nọc độc tương tự. Con rắn được cứu ngẩng đầu lên ngay sau khi thoát khỏi cóc mía. McKenzie theo dõi nó một đêm và thả nó về tự nhiên vào hôm sau.An Khang (Theo Newsweek)
Rắn độc nhất Australia trốn trong điều hòa
Ran suyt mat mang vi nuot coc doc
Australia - Con ran nuoc keelback tham moi to qua kho co the chet neu cac bac si thu y khong kip keo coc mia ra tu co hong no.
Rắn suýt mất mạng vì nuốt cóc độc
By www.tincongnghe.net
Australia - Con rắn nước keelback tham mồi to quá khổ có thể chết nếu các bác sĩ thú y không kịp kéo cóc mía ra từ cổ họng nó.