Mực cổ đại hình kẹp giấy có thể sống tới 200 năm

Một loài mực sống ở Nam Cực hàng chục triệu năm trước có lớp vỏ đặc biệt và sống lâu gấp nhiều lần các loài mực, bạch tuộc ngày nay.


Mực Diplomoceras maximum sống cách đây khoảng 68 triệu năm, cùng thời với khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Nó thuộc phân lớp Cúc đá, một nhóm động vật chân đầu có xúc tu đã tuyệt chủng với lớp vỏ đặc trưng hình chiếc kẹp giấy. Theo nhà nghiên cứu Linda Ivany ở Đại học Syracuse, New York, loài mực này dài bằng người trưởng thành.Lớp vỏ hình dáng khác thường của D. maximum khiến giới nghiên cứu khó tìm hiểu đặc điểm sinh học của nó, nhưng Ivany và đồng nghiệp Emily Artruc tìm ra manh mối hé lộ mực D. maximum có thể sống rất lâu. Bằng chứng đến từ các dấu hiệu hóa học lưu giữ trong mẫu vật lấy ở những ngấn đều nhau dọc mảnh vỏ dài 50 cm của D. maximum.Khi nhóm nghiên cứu kiểm tra đồng vị carbon và oxy trên lớp vỏ, họ tìm thấy mô hình lặp lại ở dấu vết đồng vị phản ánh sự sản sinh khí methane hàng năm ở đáy biển. Mô hình này trùng khớp với các đường gần vuông góc với bề mặt vỏ. Điều này cho thấy mỗi năm D. maximum có thêm một đường gân mới trên vỏ. Theo Ivany, lớp vỏ phát triển thông qua sự bồi tụ. Do một chiếc vỏ dài 1,5 mét chứa hàng chục đường gân, cách giải thích hợp lý duy nhất là mực D. maximum có thể sống tới 200 năm tuổi. Ivany công bố nghiên cứu trong cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Địa chất Mỹ tuần trước.Một số động vật có vỏ có thể sống lâu gấp đôi thời gian đó, nhưng D. maximum là động vật chân đầu. Tất cả động vật chân đầu ngày nay đều phát triển nhanh và chết sớm. Bạch tuộc và mực đều không thể sống quá 5 năm, Ốc anh vũ, động vật chân đầu có vỏ, có thể sống hơn 20 năm.Nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao D. maximum có tuổi thọ dài như vậy. Chúng sống quanh Nam Cực, nơi rất khó tìm thức ăn trong mùa đông dài tối tăm. Ivany suy đoán chúng có thể có cơ chế trao đổi chất chậm để thích nghi với môi trường. Tuổi thọ dài có thể là một sự thích nghi để tối ưu hóa cơ hội sinh sản thành công trong môi trường khắc nghiệt.An Khang (Theo New Scientist) Mực chết vì tấn công cá trong hóa thạch 200 triệu năm







Muc co dai hinh kep giay co the song toi 200 nam


Mot loai muc song o Nam Cuc hang chuc trieu nam truoc co lop vo dac biet va song lau gap nhieu lan cac loai muc, bach tuoc ngay nay.

Mực cổ đại hình kẹp giấy có thể sống tới 200 năm

Một loài mực sống ở Nam Cực hàng chục triệu năm trước có lớp vỏ đặc biệt và sống lâu gấp nhiều lần các loài mực, bạch tuộc ngày nay.
Mực cổ đại hình kẹp giấy có thể sống tới 200 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: