Phân tích mẫu vật thiên thạch ở sa mạc Sahara cho thấy sự hiện diện của nước trên bề mặt hành tinh đỏ cách đây 4,4 tỷ năm.
Nguồn gốc của nước trên Trái Đất, sao Hỏa và các thiên thể lớn khác trong hệ Mặt Trời luôn là một câu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học. Có giả thuyết cho rằng nước được mang đến từ các tiểu hành tinh và sao chổi, nhưng một số khác lại tin rằng nước xuất hiện tự nhiên trong quá trình hình thành hành tinh. Một phân tích mới về thiên thạch sao Hỏa cổ đại do Giáo sư Takashi Mikouchi từ Đại học Tokyo của Nhật Bản dẫn đầu đã cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết thứ hai.Vài năm trước, một cặp thiên thạch sẫm màu đã được tìm thấy trên sa mạc Sahara và được đặt tên là NWA 7034 và NWA 7533. Cả hai đều là những mảnh vỡ từ sao Hỏa có độ tuổi lên tới 4,4 tỷ năm, biến chúng thành mẫu vật thiên thạch cổ xưa nhất từng được biết đến của hành tinh đỏ.Những tảng đá không gian như vậy rất hiếm và đắt đỏ, có thể được bán với giá 10.000 USD cho mỗi gram. Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 30/10, Mikouchi cùng các cộng sự đã may mắn có cơ hội phân tích chi tiết 50 gram mẫu vật từ NWA 7533.
"Chúng tôi muốn nghiên cứu khoáng chất trong các thiên thạch sao Hỏa để hiểu về nguồn gốc hình thành, cũng như thành phần lớp vỏ và lớp phủ của nó. Sử dụng bốn phương pháp phân tích quang phổ khác nhau, chúng tôi đã tìm thấy nhiều dấu vết hóa học. Kết quả này giúp nhóm rút ra một số kết luận thú vị", Mikouchi chia sẻ.Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nước đã hiện diện trên sao Hỏa khoảng 3,7 tỷ năm trước. Tuy nhiên, thành phần khoáng chất từ mẫu vật NWA 7533 tiết lộ hành tinh đỏ đã có nước sớm hơn rất nhiều, ít nhất là cách đây 4,4 tỷ năm."Đá dăm hay đá phân mảnh trong thiên thạch được hình thành từ magma, thường do tác động của va chạm và quá trình oxy hóa gây ra. Quá trình oxy hóa này có thể xảy ra nếu nước hiện diện trên lớp vỏ sao Hỏa 4,4 tỷ năm trước trong một sự kiện va chạm làm tan chảy một phần của lớp vỏ. Phân tích của chúng tôi cho thấy tác động va chạm như vậy sẽ giải phóng rất nhiều hydro, góp phần dẫn đến sự ấm lên của sao Hỏa vào thời điểm hành tinh đã có một bầu khí quyển cách nhiệt dày đặc chứa carbon dioxide", Mikouchi giải thích.Dựa vào lập luận này, nhóm nghiên cứu cho rằng nước có thể là một sản phẩm phụ tự nhiên của một số quá trình hình thành hành tinh từ thuở sơ khai. Phát hiện giúp các nhà khoa học dần làm sáng tỏ câu hỏi nước đến từ đâu và qua đó, có thể tác động đến các lý thuyết về nguồn gốc của sự sống, cũng như việc khám phá sự sống ngoài Trái Đất.Đoàn Dương (Theo Science Daily)
Ba hố thiên thạch chồng lên nhau trên sao HỏaTham vọng xây dựng mạng lưới vệ tinh sao Hỏa của SpaceX
Thien thach sao Hoa co xua nhat cung cap bang chung ve nuoc
Phan tich mau vat thien thach o sa mac Sahara cho thay su hien dien cua nuoc tren be mat hanh tinh do cach day 4,4 ty nam.
Thiên thạch sao Hỏa cổ xưa nhất cung cấp bằng chứng về nước
By www.tincongnghe.net
Phân tích mẫu vật thiên thạch ở sa mạc Sahara cho thấy sự hiện diện của nước trên bề mặt hành tinh đỏ cách đây 4,4 tỷ năm.