Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ

Ngày nay, chúng ta thường nói với trẻ em "Không được ăn kẹo của người lạ", nhưng câu này ra đời như thế nào?


Charlie Ross nhỏ bé Charley Ross (sinh ngày 4/4/1870 - mất tích ngày 1/7/1874) là đứa trẻ mất tích đầu tiên trên khắp nước Mỹ, sự biến mất của cậu bé này là vì ăn kẹo từ người lạ, và sự kiện này đã trở thành tiêu đề được báo chí đưa tin rộng rãi - "Không được ăn kẹo của người lạ". Số phận của cậu bé này sau khi bị bắt cóc vẫn là một bí ẩn, bởi vậy vụ án này đã trở thành một trong những vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 1.

Charlie Ross.


Vào ngày 1 tháng 7 năm 1874, hai cậu bé chơi ở sân trước của họ ở khu phố của những người giàu có của Philadelphia, Pennsylvania. Hai cậu bé là Charlie 4 tuổi và Walter Ross 6 tuổi. Trước đó những kẻ bắt cóc đã cho hai cậu bé này kẹo ăn để làm quen, rồi những lần sau đó, kẻ bắt cóc đã bảo hai cậu bé trèo lên xe chở kẹo và hứa sẽ đưa hai cậu bé vào thành phố mua pháo. Sau khi hai anh em nhà Ross lên xe ngựa và vào thành phố, Charlie đã không bao giờ có thể quay trở lại.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 2.

Khi xe ngựa đi xa hơn, Charlie muốn về nhà và bắt đầu khóc. Những kẻ bắt cóc đã đậu xe trước một cửa hàng và đưa cho Walter 25 xu để vào cửa hàng chọn pháo, trong khi đó, hai người khác cùng Charlie vẫn tiếp tục lái xe đi. Trong khi đó, Christian K. Ross cha của những đứa trẻ vẫn nghĩ rằng hai cậu bé đang chơi ở sân nhà hàng xóm. Nhưng ngay sau đó một người hàng xóm nói với Christian K. Ross rằng cô ấy đã nhìn thấy các cậu bé lên xe ngựa. Ngay lập tức ông đã tổ chức những cuộc tìm kiếm con trai của mình, nhưng không hề nói cho vợ biết bởi lúc ấy bà đang trong quá trình phục hồi sức khỏe và hai ngày sau mới biết tới chuyện này thông qua những quảng cáo và tờ rơi tìm con của chồng. Sau đó, một người lạ đã tìm thấy Walter và đưa cậu bé về về với cha mình. Còn Christian thì vẫn tiếp tục tìm kiếm Charlie Ross - con trai của mình cho đến khi ông qua đời vào năm 1897.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 3.

Walter Ross.


Hai ngày sau khi sự việc xảy ra, Christian nhận được một bức thư có nội dung khá đơn giản nói rằng họ sẽ thả Charlie sau khi nhận được tiền. Vào ngày 7 tháng 7, ông nhận được một bức thư khác yêu cầu một khoản tiền chuộc 20.000 đô la Mỹ (khoảng 400.000 đô la Mỹ so với giá trị hiện nay) và hướng dẫn Christian cách thanh toán.


Những ghi chú này được gửi từ các bưu điện ở Philadelphia và những nơi khác, tất cả chúng đều được viết theo phong cách khá kỳ quặc với nhiều từ đơn giản nhưng sai chính tả. Tuy nhiên, vì thất bại trong việc đầu tư vào năm 1873, Christian đã nợ nần chồng chất và không đủ tiền chuộc nên ông đã đến đồn cảnh sát và tìm kiếm sự giúp đỡ ở đó.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 4.

Ông Ross. Tôi phải rất buồn khi phải thông báo rằng con trai của ông đã bị chúng tôi bắt đi. Hiện tại nó vẫn ổn, nhưng không có quyền lực nào trên thế giới này có thể bắt nó khỏi chúng tôi. Ông phải đưa tiền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ để cho cậu bé quay lại với ông. Nếu ông gọi cảnh sát, nghĩa là ông đang tìm kiếm cái chết, và không ai có thể giải cứu cậu bé. Nếu có bất kỳ hành động nhỏ nào, chúng tôi sẽ coi đó là một tín hiệu để giết cậu bé ngay lập tức. Nếu ông muốn con trai mình sống. Hãy dùng tiền của ông để cứu cậu bé, không có quyền lực nào khác có thể thay thế được. Đừng tự lừa dối mình rằng thám tử có thể tìm thấy cậu bé, điều đó là không thể. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với ông sau một vài ngày.


Ngoài một số lượng lớn các bản tin đưa về vụ bắt cóc này, một số người dân Philadelphia còn tìm đến sự giúp đỡ của Cơ quan Thám tử Pinkerton nổi tiếng, nơi đã in hàng triệu tờ rơi và áp phích để tìm kiếm Charlie. Dexter Smith và W. H. Brockway là thậm chí còn đã viết một bài hát nổi tiếng có tên "Bring back our Darling" cho vụ bắt cóc này.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 5.

Sau đó, Christian đã nhiều lần cố gắng trả tiền cho những kẻ bắt cóc theo chỉ dẫn của chúng, nhưng lần nào kẻ bắt cóc cũng không xuất hiện và giao dịch không thành. Vào đêm ngày 13 tháng 12 năm 1874, 5 tháng sau vụ bắt cóc, ngôi nhà của thẩm phán Charles Van Brunt ở Vịnh Brooklyn đã diễn ra một vụ trộm. Anh trai của thẩm phán là Holmes Van Brunt sống bên cạnh, ông ta phát hiện ra rằng có kẻ trộm trong nhà của em trai mình, và sau đó đã tập hợp gia đình, cầm súng ngắn và đi vào nhà của em trai để ngăn chặn vụ trộm. Trong quá trình đó, hai tên trộm này là Bill Mosher bị bắn chết tại chỗ, Joe Douglas bị thương nặng vẫn cố thủ trong 2 giờ, hai kẻ này là tội phạm vừa mới được thả tự do.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 6.

Trước khi Douglas chết, hắn thừa nhận rằng hắn và Mosher đã bắt cóc Charlie Ross, nhưng chỉ có Mosher mới biết Charlie bị nhốt ở đâu, mặc dù nhiều người cho rằng Douglas đang nói dối, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng hắn biết mình sắp chết nên không có lý do gì để mà phải nói dối. Nhưng Douglas chưa kịp cung cấp bất kỳ manh mối nào về vị trí của Charlie hoặc các chi tiết khác về tội ác, mà đã chết ngay sau đó.


Sau đó, Walter Ross được đưa đến New York để xem liệu cậu bé có thể nhận ra Mosher và Douglas hay không. Walter khẳng định họ chính là người đã bắt mình và Charlie, đặc biệt là Mosher, người có chiếc mũi bất thường rất dễ nhận biết. Nhưng Charlie Rose vẫn mất tích.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 7.

Một người có tên là William Westervelt cựu cảnh sát Philadelphia, cũng là cộng sự cũ của Bill Mosher, đồng thời là anh trai của vợ Mosher, nên cảnh sát đã bắt anh ta.


Năm 1875, tòa án xét xử vụ mất tích của Charlie Ross, William đã được xét xử, mặc dù William là bạn thân và cộng sự của Mosher, nhưng trên thực tế không có bằng chứng nào liên kết anh ta với sự kiện này, và Walter Ross khẳng định William không phải là người lái xe ngựa trong vụ bắt cóc. Và kết quả William Westvelt không bị kết tội bắt cóc nhưng lại bị kết tội âm mưu nhỏ khác và bị kết án 6 năm tù. Còn về phía mình, William Westervelt luôn khẳng định rằng mình vô tội, thề rằng anh ta không biết Charlie ở đâu .


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 8.

Hai năm sau vụ bắt cóc, Christian Ross đã xuất bản cuốn sách về vụ án của con trai mình để gây quỹ tiếp tục tìm kiếm cậu bé. Đến năm 1878, sự quan tâm của giới truyền thông đối với vụ án dần dần suy yếu, để lấy lại sự quan tâm của mọi người, Christian đã in lại cuốn sách và bắt đầu thuyết trình về nó ở Boston .


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 9.

Christian và vợ đã lần theo manh mối để tìm ra hơn 570 cậu bé, thiếu niên và đàn ông trưởng thành tự nhận là Charlie Ross, nhưng tất cả đều là kẻ mạo danh. Hai cặp vợ chồng cuối cùng đã chi khoảng 60.000 USD để tìm con trai. Christian chết năm 1897 và vợ ông mất năm 1912. Không ai trong số họ từ bỏ việc tìm kiếm tung tích của Charlie trước khi qua đời .


Năm 1924, nhân kỷ niệm 50 năm Charlie bị bắt cóc, các tờ báo bắt đầu đăng tin về vụ án. Lúc này Walter Ross đã trưởng thành và đang làm công việc môi giới chứng khoán. Anh ấy nói trong một cuộc phỏng vấn rằng anh ấy và ba chị gái của mình vẫn nhận được thư từ những người đàn ông trung niên tự nhận là em trai của anh ấy.


Năm 1934, một người thợ mộc tên là Gustave Blair 69 tuổi sống ở Phoenix, Arizona, đã nộp đơn lên tòa án để xem xét liệu ông có phải là Charlie Rose thật hay không. Blair khai rằng anh ta sống trong một hang động sau khi bị bắt cóc và cuối cùng đã được nhận nuôi. Người cha nuôi đã nói với ông rằng tên thật của ông là Charlie Ross.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 10.

Nhưng, Walter đã bác bỏ tuyên bố của Blair và nói thêm: "Ý tưởng rằng em trai tôi vẫn còn sống không chỉ là vô lý, mà câu chuyện của người đàn ông này rất khó thuyết phục. Chúng tôi đã từ bỏ hy vọng rằng Charlie còn sống cách đây rất lâu".


Vì đơn của Blair không bị tranh chấp, tòa án đã phán quyết Blair là "Charles Brewster Ross" vào tháng 3 năm 1939. Bất chấp phán quyết của tòa án, gia đình Ross vẫn từ chối công nhận Blair và không chia bất kỳ gia sản nào của cha mẹ cho Blair. Blair chuyển đến Los Angeles một thời gian ngắn và cố gắng bán câu chuyện cuộc đời mình cho một xưởng phim, nhưng không thành công. Cuối cùng, anh và vợ chuyển đến Germantown và sau đó trở lại Phoenix. Ông mất vào tháng 12 năm 1943 và vẫn tự xưng là Charlie Ross. Người anh trai Walter Ross cũng qua đời vào năm 1943.


Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ - Ảnh 11.

Nhưng sau đó, sự thật đã chứng minh Gustav Blair hoàn toàn không phải là Charlie Ross là thật, bởi vì con cái của ông được xét nghiệm DNA và phát hiện ra rằng Blair không hề có quan hệ họ hàng nào với nhà Ross. Số phận của Mosher, Douglas và William trong trường hợp này đều đóng vai trò là những kẻ làm gương và ngăn chặn những kẻ bắt cóc tống tiền tiềm năng khác.


Cụm từ "Không được ăn kẹo của người lạ" xuất phát từ vụ án bắt cóc Charlie Ross. Tại Hoa Kỳ, có một cơ sở dữ liệu về những người mất tích lớn có tên Charley Project", được đặt theo tên của Charlie Ross.




Lấy link







Vu mat tich noi tieng nhat trong lich su nuoc My: "Khong duoc an keo cua nguoi la"


Ngay nay, chung ta thuong noi voi tre em "Khong duoc an keo cua nguoi la", nhung cau nay ra doi nhu the nao?

Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: "Không được ăn kẹo của người lạ"

Ngày nay, chúng ta thường nói với trẻ em "Không được ăn kẹo của người lạ", nhưng câu này ra đời như thế nào?
Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: Không được ăn kẹo của người lạ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: