Người Anh kéo đến xem chim sẻ hiếm tái xuất sau 40 năm

Người yêu chim đổ xô tới đầm lầy ngắm chim sẻ bụi nâu đỏ, đôi khi tụ tập thành nhóm đông bất chấp các quy định giãn cách do Covid-19.


Khoảng 100 người yêu chim kéo đến đầm lầy nước mặn ở Stiffkey, miền bắc Norfolk, Anh, để quan sát chim sẻ bụi nâu đỏ. Con vật được bắt gặp tại đầm lầy sáng hôm 17/10. Đây là loài chim bản địa của miền nam Tây Ban Nha, châu Phi và bán đảo Balkan. Chúng hiếm khi xuất hiện ở Bắc Âu."Có thể chim sẻ bay tới vùng có khí hậu nhiệt đới và bị nhầm đường", Dick Filby, thành viên của tổ chức Rare Bird Alert, nhận định. Filby cho biết, lần gần nhất người ta bắt gặp loài chim này ở Anh là năm 1980. Khi đó, nó xuất hiện ở Prawle Point, hạt Devon. Filby hy vọng mọi người đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn. Cảnh sát Norfolk cũng yêu cầu người quan sát tuân thủ quy định phòng chống Covid-19. "Có thể mọi người đến một mình nhưng sau đó bắt đầu tụ tập thành những nhóm trên 6 người để nhìn được chim sẻ. Như vậy là vi phạm quy định", cảnh sát Chris Balmer nói. Theo Balmer, nếu vi phạm lần đầu, cảnh sát sẽ can thiệp, giải thích và khuyến khích mọi người rời đi. Nhưng nếu vẫn không tuân thủ, họ sẽ chịu phạt.Chim sẻ bụi nâu đỏ (Cercotrichas galactotes) có lông nâu, đuôi dài màu nâu đỏ với phần chóp màu đen và trắng. Con trưởng thành dài khoảng 15 cm, nặng 20-28 gram. Loài chim này chủ yếu kiếm ăn trên mặt đất với con mồi chính là các loại côn trùng như châu chấu, bọ cánh cứng, ấu trùng bướm và một số động vật nhỏ khác.Thu Thảo (Theo BBC) Chim sẻ ký sinh bắt chước con non để lừa bố mẹ nuôiKhoảnh khắc chim sẻ chết







Nguoi Anh keo den xem chim se hiem tai xuat sau 40 nam


Nguoi yeu chim do xo toi dam lay ngam chim se bui nau do, doi khi tu tap thanh nhom dong bat chap cac quy dinh gian cach do Covid-19.

Người Anh kéo đến xem chim sẻ hiếm tái xuất sau 40 năm

Người yêu chim đổ xô tới đầm lầy ngắm chim sẻ bụi nâu đỏ, đôi khi tụ tập thành nhóm đông bất chấp các quy định giãn cách do Covid-19.
Người Anh kéo đến xem chim sẻ hiếm tái xuất sau 40 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: