Các nhà thiên văn học tìm thấy hai hành tinh mới quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ TOI-1266 cách Trái Đất khoảng 120 năm ánh sáng.
Sao lùn đỏ là loại sao "tuyệt vời" nhất bởi các hành tinh thường quay quanh chúng khá gần, tạo điều kiện để nước lỏng tồn tại trên bề mặt - một trong những thành phần thiết yếu cho sự sống. Khoảng cách giữa hành tinh và sao lùn đỏ còn là một lợi thế để thực hiện các khám phá mới. Càng nằm gần ngôi sao, các ngoại hành tinh càng có nhiều cơ hội được quan sát thấy từ Trái Đất.Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Astronomy and Astrophysics trong tháng 10, các nhà thiên văn học do Giáo sư Brice-Olivier Demory từ Đại học Bern của Thụy Sĩ dẫn đầu đã báo cáo phát hiện hai ngoại hành tinh mới nằm cách chúng ta khoảng 120 năm ánh sáng, quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ mờ nhạt có tên là TOI-1266.Khám phá được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập bởi kính thiên văn đường kính một mét tại đài quan sát SAINT-EX ở Mexico. Nó được trang bị thiết bị đo đạc đặc biệt, cho phép xác định những hành tinh nhỏ quay quanh ngôi sao lạnh với độ chính xác cao.
Hai ngoại hành tinh mới, được đặt tên là TOI-1266 b và c, nằm gần ngôi sao chủ của chúng hơn nhiều so với các hành tinh trong hệ Mặt Trời, khi chỉ mất lần lượt 11 và 19 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Tuy nhiên, do TOI-1266 mát hơn nhiều so với Mặt Trời, nhiệt độ bề mặt của các ngoại hành tinh quay quanh nó không quá khắc nghiệt. Cụ thể, hành tinh ở ngoài cùng trong hệ thống này chỉ nóng như sao Kim, mặc dù nó nằm gần ngôi sao hơn gấp 7 lần so với khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời.Về kích thước, hai ngoại hành tinh có sự chênh lệch khá rõ ràng. Trong khi TOI-1266 b lớn gần bằng 2,5 lần đường kính Trái Đất, TOI-1266 c có đường kính chỉ bằng 1,5 lần hành tinh của chúng ta, khiến nó được xếp vào nhóm "siêu Trái Đất".Cả hai hành tinh có mật độ tương tự nhau, với thành phần gồm khoảng 50% là nước và nửa còn lại là đá và kim loại. Tuy nhiên, sự sống khó tồn tại trên TOI-1266 b và c bởi bầu khí quyển của chúng đã bị xói mòn do tác động bức xạ mạnh của ngôi sao."Có thể nghiên cứu hai loại hành tinh trong cùng một hệ thống là cơ hội tuyệt vời để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của các hành tinh có kích thước khác nhau", Gómez Maqueo Chew, điều phối viên Dự án SAINT-EX, nhấn mạnh về tầm quan trọng của phát hiện mới.Đoàn Dương (Theo Phys)
Siêu quầng lửa cản trở sự sống hình thành quanh sao lùn đỏXác định khoảng cách của 18 thiên hà lùn mới
Phat hien hai ngoai hanh tinh quay quanh sao lun do
Cac nha thien van hoc tim thay hai hanh tinh moi quay xung quanh ngoi sao lun do TOI-1266 cach Trai Dat khoang 120 nam anh sang.
Phát hiện hai ngoại hành tinh quay quanh sao lùn đỏ
By www.tincongnghe.net
Các nhà thiên văn học tìm thấy hai hành tinh mới quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ TOI-1266 cách Trái Đất khoảng 120 năm ánh sáng.