Hai mảnh rác vũ trụ lớn đang bay về phía nhau ở tốc độ gần 53.000 km/h và nguy cơ xảy ra va chạm là 10%, theo công ty LeoLabs ở California, Mỹ.
Jonathan McDowell, nhà thiên văn học kiêm chuyên gia theo dõi vệ tinh ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, xác định đó là một vệ tinh định vị của Xô Viết đã ngừng hoạt động mang tên Parus (hay Kosmos 2004) và tên lửa ChangZheng-4c của Trung Quốc. Vụ đụng độ sẽ xảy ra vào 7h56 ngày 16/10 (theo giờ Hà Nội) ở độ cao 991 km phía trên Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi Nam Cực. Theo tính toán mới nhất hôm 14/10 của LeoLabs, khả năng xảy ra va chạm là hơn 10%, con số khá cao khi cân nhắc tổng khối lượng của hai vật thể là khoảng 2.800 kg và chúng di chuyển tới gần nhau với vận tốc tương đối 52.950 km/h.LeoLabs đang lên kế hoạch quét và tìm kiếm nếu va chạm thực sự xảy ra. Vụ va chạm chắc chắn sẽ khiến số lượng mảnh vỡ trong môi trường quỹ đạo thấp của Trái Đất tăng thêm 10 - 20%, theo McDowell. Sự kiện làm phân tán mảnh vỡ kiểu này đã từng xảy ra trước đây. Ví dụ, hồi tháng 2/2019, vệ tinh liên lạc đang vận hành Iridium 33 va chạm với vệ tinh quân sự đã ngừng hoạt động Kosmos 2251 của Nga, tạo ra 1.800 mảnh vỡ đủ lớn để theo dõi vào tháng 10 cùng năm và nhiều mảnh vỡ nhỏ khác quá nhỏ để phát hiện.Các sự kiện trên cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng từ mảnh vỡ trên quỹ đạo đối với hoạt động khám phá vũ trụ. Trạm Vũ trụ Quốc tế từng phải ba lần điều chỉnh độ cao để tránh những vụ va chạm tiềm ẩn chỉ riêng trong năm 2020. Do chi phí phóng và phát triển vệ tinh ngày càng giảm, quỹ đạo Trái Đất đang trở nên ngày càng đông đúc.An Khang (Theo Space)
Trạm ISS điều chỉnh quỹ đạo để 'né' mảnh rác vũ trụ
Ve tinh Xo Viet co the va vao manh vo ten lua Trung Quoc
Hai manh rac vu tru lon dang bay ve phia nhau o toc do gan 53.000 km/h va nguy co xay ra va cham la 10%, theo cong ty LeoLabs o California, My.
Vệ tinh Xô Viết có thể va vào mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc
By www.tincongnghe.net
Hai mảnh rác vũ trụ lớn đang bay về phía nhau ở tốc độ gần 53.000 km/h và nguy cơ xảy ra va chạm là 10%, theo công ty LeoLabs ở California, Mỹ.