Nữ giáo sư 25 năm truy tìm siêu hố đen

Giáo sư Andrea Ghez và cộng sự vừa kỷ niệm 25 năm thực hiện dự án tìm kiếm hố đen Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân Hà trước khi đoạt giải Nobel.


Đối với nhà thiên văn học người Mỹ Andrea Ghez, người được vinh danh với giải Nobel Vật lý 2020, điều khiến hố đen hết sức thú vị là khó khăn trong việc khái niệm hóa chúng. Nếu cần giải thích về hố đen với một người bình thường, câu trả lời chuẩn mực của giáo sư Ghez luôn là "Hố đen là vật thể mà lực hút hấp dẫn của nó mạnh đến mức không thứ gì có thể thoát ra, ngay cả ánh sáng". Tuy nhiên, lời giải đáp đó không phải luôn thỏa mãn trí tò mò của mọi người."Rất ít người hiểu rõ hố đen là gì, nhưng tôi cho rằng rất nhiều người quan tâm tới nó", nữ giáo sư ở Đại học California, Los Angeles (UCLA), chia sẻ với AFP qua điện thoại sau khi đồng chia sẻ giải Nobel Vật lý năm nay với nhà toán học người Anh Roger Penrose và nhà vật lý thiên văn người Đức Reinhard Genzel.Mùa hè năm nay, nhóm nghiên cứu của giáo sư Ghez kỷ niệm 25 năm bắt đầu dự án sử dụng kính viễn vọng lớn ở Hawaii, những công nghệ quang học mới và thực hiện vô số tính toán để đo hố đen siêu khối lượng ở trung tâm dải Ngân Hà mang tên Sagittarius A*."Rất khó để khái niệm hóa hố đen. Các định luật vật lý quá khác biệt khi ở gần hố đen so với trên Trái Đất, đến mức chúng tôi không có chút trực quan nào với những gì chúng tôi đang xem xét. Vì vậy, tôi có thể nghĩ về hố đen về mặt toán học theo hướng trừu tượng nhưng rất khó phác thảo một bức tranh do sự kết hợp không gian - thời gian", giáo sư Ghez giải thích.Cách để "nhìn thấy" hố đen là quan sát quỹ đạo của những ngôi sao xung quanh nó. Giáo sư Ghez cho biết, sau 25 năm bà đã có một bản đồ chi tiết trong đầu về một số ngôi sao sáng nhất trong "rừng sao" bị khóa chặt bởi quy đạo hẹp xung quanh Sagittarius A*. Một ngôi sao tên S2 hoàn thành quỹ đạo trong chưa đầy 16 năm, tăng tốc khi đến gần hố đen và chậm lại khi dịch chuyển ra xa. So với nó, Mặt Trời mất 200 triệu năm để hoàn thành quỹ đạo.Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu con người rơi vào hố đen, giáo sư Ghez nói: "Chúng ta sẽ không sống sót. Nếu bạn nghĩ chân chúng ta sẽ lọt vào hố đen trước, đầu tiên, lực hấp dẫn sẽ mạnh đến mức xé rách cơ thể bạn. Chúng ta sẽ không kịp cảm thấy gì bởi chúng ta đã bị xé thành nhiều mảnh nhỏ. Tôi không hề muốn điều này".Giáo sư Ghez lấy bằng thạc sĩ ở Viện Công nghệ California năm 1992 và làm việc ở UCLA từ năm 1994, nơi bà là đồng giám đốc của trung tâm Galactic Center Group. Bà tin tưởng nhiều bí ẩn xung quanh hố đen sẽ được hé lộ khi bà còn sống. Giáo sư Ghez cho rằng đây là lĩnh vực vật lý với tốc độ phát hiện ngày càng nhanh nhờ công nghệ phát triển nhanh chóng.Người phụ nữ trước đó đoạt giải Nobel Vật lý là giáo sư người Canada Donna Strickland, cách đây hai năm. Trước bà, hai người phụ nữ khác nhận được vinh dự này là Maria Goeppert Mayer năm 1962 và Marie Curie năm 1903. Tổng cộng chỉ có 4 người phụ nữ đoạt giải so với hơn 200 người đàn ông. "Đây là lĩnh vực mà nam giới đã thống trị trong thời gian dài", giáo sư Ghez nói. "Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người phụ nữ tham gia vào lĩnh vực. Vì vậy, tôi rất vui mừng khi có thể trở thành hình mẫu cho những người phụ nữ trẻ".An Khang (Theo Phys.org) Nghiên cứu về siêu hố đen đoạt giải Nobel Vật lý 2020







Nu giao su 25 nam truy tim sieu ho den


Giao su Andrea Ghez va cong su vua ky niem 25 nam thuc hien du an tim kiem ho den Sagittarius A* o trung tam dai Ngan Ha truoc khi doat giai Nobel.

Nữ giáo sư 25 năm truy tìm siêu hố đen

Giáo sư Andrea Ghez và cộng sự vừa kỷ niệm 25 năm thực hiện dự án tìm kiếm hố đen Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân Hà trước khi đoạt giải Nobel.
Nữ giáo sư 25 năm truy tìm siêu hố đen
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: