Các nhà khoa học cho rằng chiếc hố khổng lồ là kết quả của việc khí hậu ấm lên và tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy.
Hố rộng gần 200 m, sâu 20 m và chứa đầy bùn xuất hiện tại bán đảo Gydan, Siberia, Newsweek hôm 18/9 đưa tin. Vài tuần trước, một chiếc hố lớn cũng hình thành trên bán đảo Yamal gần đó.Oleg Shabalin, trưởng làng Gyda, phát hiện chiếc hố mới và thông báo với các chuyên gia. Shabalin cho rằng có thể nó hình thành sau một vụ nổ giải phóng khí methane. "Những vụ phun khí dạng này ngày càng phổ biến ở vùng lãnh nguyên Nga", ông nói.Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chiếc hố mới có thể hình thành do nhiệt độ ấm lên, băng mắc kẹt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan ra và khiến đất sụt xuống. "Đây có khả năng là thermocirque, loại hố sụt hình thành khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy", Marina Leibman, chuyên gia tại Viện Băng quyển Trái Đất thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, cho biết."Chúng tôi đã nghiên cứu thermocirque nhiều năm. Chúng tích cực phát triển trong năm 2012 ấm áp. Thermocirque giống như một vùng lở đất hình bán nguyệt lớn với những khối băng trồi lên. Trước đây loại hố này thường xuất hiện gần biển, nhưng giờ chúng tiến sâu hơn vào đất liền. Chúng liên quan đến các lớp băng và sự ấm lên", bà bổ sung.Một ví dụ nổi tiếng của hiện tượng đất sụt này là miệng hố Batagaika, hay Cổng địa ngục, ở miền đông Siberia. Đây là hố tầng đất đóng băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới, dài hơn 975 m và sâu 90 m. Tháng 7, các chuyên gia phát hiện tốc độ mở rộng của chiếc hố này tăng lên. Họ cho rằng nguyên nhân là sự ấm lên toàn cầu.Mùa hè nóng hơn và mùa đông bớt khắc nghiệt đồng nghĩa tầng đất đóng băng hàng nghìn năm bắt đầu tan chảy. Khi băng tan, đất rút xuống. Các chuyên gia dự đoán nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến việc nhiều hố khác xuất hiện ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực trong những năm tới.Các hố hình thành từ vụ nổ giải phóng khí methane cũng có thể xuất hiện nhiều hơn trong tương lai. Loại hố này hình thành do khí methane tích tụ trong những lỗ hổng chưa đóng băng dưới mặt đất. Vụ nổ sẽ xảy ra khi áp suất đủ lớn, khiến băng và đất văng xa khỏi tâm chấn hàng trăm mét. Nhiệt độ ấm lên có thể khiến nhiều lỗ hổng phát triển dưới mặt đất hơn. Tuy nhiên, vì đa số hố dạng này mới chỉ được phát hiện trong thập kỷ qua nên các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa chúng với biến đổi khí hậu.Thu Thảo (Theo Newsweek)
430 'bom khí' ẩn dưới lòng đất Siberia có thể phát nổSiberia trải qua tháng 5 nóng nhất lịch sử
Ho rong gan 200 m xuat hien o Siberia
Cac nha khoa hoc cho rang chiec ho khong lo la ket qua cua viec khi hau am len va tang dat dong bang vinh cuu tan chay.
Hố rộng gần 200 m xuất hiện ở Siberia
By www.tincongnghe.net
Các nhà khoa học cho rằng chiếc hố khổng lồ là kết quả của việc khí hậu ấm lên và tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy.