Hổ phách 100 triệu năm tuổi chứa mẫu vật tôm hạt hiếm

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ sưu tập hổ phách lưu giữ hàng chục cá thể tôm hạt với nhiều con vẫn còn nguyên mô mềm.


Tôm hạt hay giáp trai (Ostracoda) là một lớp động vật giáp xác đã tồn tại từ cách đây hàng trăm triệu năm, có thể sống trong cả môi trường nước mặn, nước ngọt và trên đất liền. Phần lớn hóa thạch Ostracoda được tìm thấy ngày nay chỉ là lớp vỏ vôi hóa. Những mẫu vật vẫn còn nguyên mô mềm là đặc biệt hiếm.Trong một nghiên cứu mới được công bố hôm 15/9, các chuyên gia từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS) cho biết đã tìm thấy hàng chục mẫu vật tôm hạt vẫn còn lưu giữ các bộ phận mềm có niên đại từ kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 100 triệu năm.Tổng cộng 39 cá thể tôm hạt - trong đó có cả con đực, con cái, con trưởng thành và con non - được bảo quản rất tốt bên trong bộ sưu tập hổ phách ở Myanmar. Công nghệ chụp cắt lớp vi tính bằng tia X đã cho phép nhóm nghiên cứu thu được hình ảnh độ phân giải cao về các bộ phận mềm của chúng, bao gồm phần phụ và cơ quan sinh sản. Trưởng nhóm nghiên cứu Wang He từ NIGPAS nhấn mạnh đây là lần đầu tiên mẫu vật tinh trùng khổng lồ của tôm hạt - có thể dài bằng 1/3 kích thước cơ thể - được tìm thấy bên trong hóa thạch kỷ Phấn Trắng. Phát hiện này đã đẩy lùi hồ sơ tinh trùng động vật cổ nhất từng được biết đến về sớm hơn 50 triệu năm.Các phân tích hóa thạch cho thấy trong quá trình sinh sản hữu tính ở Ostracoda, con đực đã sử dụng một bộ phận đặc biệt có hình chiếc móc để bám lấy con cái, trước khi đưa cơ quan sinh sản (hemipenis) vào bạn tình để ghép đôi. Tinh trùng khổng lồ sau khi được bơm vào con cái sẽ chuyển trạng thái từ bất động sang hoạt động, tự sắp xếp thành một tập hợp có tổ chức và thụ tinh cho trứng trong quá trình trứng rụng. Nghiên cứu mới cho thấy hành vi sinh sản phức tạp ở các loài tôm hạt gần như không thay đổi trong ít nhất 100 triệu năm qua. Đây là một ví dụ điển hình về sự trì trệ tiến hóa. Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.Đoàn Dương (Theo Phys) Hóa thạch tiết lộ màu sắc của côn trùng 99 triệu năm tuổiHổ phách chứa hóa thạch gián lâu đời nhất







Ho phach 100 trieu nam tuoi chua mau vat tom hat hiem


Cac nha co sinh vat hoc phat hien bo suu tap ho phach luu giu hang chuc ca the tom hat voi nhieu con van con nguyen mo mem.

Hổ phách 100 triệu năm tuổi chứa mẫu vật tôm hạt hiếm

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ sưu tập hổ phách lưu giữ hàng chục cá thể tôm hạt với nhiều con vẫn còn nguyên mô mềm.
Hổ phách 100 triệu năm tuổi chứa mẫu vật tôm hạt hiếm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: