Hài cốt trong nhiều ngôi mộ thời Trung Cổ ở châu Âu được đặt nằm sấp, có thể để ngăn nạn nhân trở về và gây hại cho người sống.
Amelie Alterauge, nhà nhân chủng học tại Viện Pháp Y thuộc Đại học Bern (Thụy Sĩ), cùng các đồng nghiệp tìm hiểu nguyên nhân nhiều ngôi mộ thời Trung Cổ ở châu Âu chứa hài cốt chôn trong tư thế nằm sấp, Ancient Origins hôm 5/9 đưa tin. Họ cho rằng những người này được chôn như vậy để không "trở về" và làm hại người sống. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí PLOS One.Năm 2014, Alterauge đến kiểm tra một ngôi mộ kỳ lạ mà các chuyên gia phát hiện trong cuộc khảo sát trước một dự án xây dựng. Nó nằm trong số 340 ngôi mộ ở một nghĩa địa cổ của nhà thờ. Điều khác thường là ngôi mộ nằm ở một góc hẻo lánh của nghĩa địa và người đàn ông bên trong được chôn với tư thế úp mặt. "Tôi chưa từng nhìn tận mắt ngôi mộ nào như thế", Alterauge cho biết.Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một con dao sắt và ví chứa đầy tiền xu dưới cánh tay của hài cốt, có vẻ từng được đặt kín trong áo. Số tiền xu giúp nhóm chuyên gia xác định, ngôi mộ tồn tại khoảng năm 1630-1650, gần thời điểm các đợt dịch hạch hoành hành ở khu vực này của Thụy Sĩ."Dường như gia đình hoặc người mai táng không muốn kiểm tra thi thể. Có lẽ người này đã bị phân hủy nặng khi chôn, hoặc mắc bệnh truyền nhiễm và không ai muốn đến quá gần", Alterauge nói.Sau đó, Alterauge cùng Sandra Losch, trưởng khoa Nhân học thể chất của Viện Pháp Y thuộc Đại học Bern, nghiên cứu và phân tích gần 100 ngôi mộ cổ với hài cốt nằm sấp ở Thụy Sĩ, Đức và Áo. Họ nhận thấy phần lớn những ngôi mộ kiểu này được xây trong thời gian Thụy Sĩ bị dịch hạch hoành hành.Theo nghiên cứu mới, phong tục mai táng ở châu Âu có sự thay đổi lớn từ năm 1347, thời điểm dịch hạch giết chết hàng triệu người châu Âu. Người xưa quan niệm rằng bệnh nhân dịch hạch có thể trở về để ám người sống.Alterauge giải thích lý do cho quan niệm này. Khi đó, dịch hạch lấy mạng người quá nhanh và các cộng đồng dân cư không kịp xử lý, bà cho biết. Các thi thể sưng phồng, biến dạng, phần ruột chứa đầy khí phát ra những âm thanh gây sợ hãi. Móng và tóc trông như mọc dài ra do thịt xung quanh co lại. Để lý giải những chuyển động và âm thanh phát ra từ thi thể, người châu Âu Trung cổ tiếp nhận quan niệm của người Slav về việc người chết có thể trở lại thế giới thực.Những năm 1300 và 1400, người châu Âu bắt đầu tin vào ác quỷ thay vì những hồn ma lương thiện, theo Matthias Toplak, nhà khảo cổ tại Đại học Tubingen (Đức). Trong thời kỳ đại dịch hoành hành, khi họ hàng gần của bệnh nhân xuất hiện triệu chứng và cũng mất mạng vài ngày sau đám tang, người ta cho rằng họ trúng lời nguyền từ ngôi mộ. Do đó, việc chôn bệnh nhân trong tư thế nằm sấp là nỗ lực ngăn họ trở lại gây bệnh cho người sống.Tuy nhiên, Petar Parvanov, nhà khảo cổ tại Đại học Trung Âu, cho rằng còn có nguyên nhân khác. Ông nhận định, có thể khi ai đó nhiễm bệnh, người của nhà thờ đã đưa ra ý kiến rằng đây là sự trừng phạt của Chúa. Vì vậy, những ngôi mộ với hài cốt nằm úp mặt là một cách tự trừng phạt, thể hiện sự hối lỗi.Thu Thảo (Theo Ancient Origins)
Thanh kiếm chôn cùng chiến binh Viking 1.000 nămHũ tro cốt 4.000 năm vùi dưới lòng đất
Ly do nhieu nguoi bi chon up mat hang tram nam truoc
Hai cot trong nhieu ngoi mo thoi Trung Co o chau Au duoc dat nam sap, co the de ngan nan nhan tro ve va gay hai cho nguoi song.
Lý do nhiều người bị chôn úp mặt hàng trăm năm trước
By www.tincongnghe.net
Hài cốt trong nhiều ngôi mộ thời Trung Cổ ở châu Âu được đặt nằm sấp, có thể để ngăn nạn nhân trở về và gây hại cho người sống.