Mặt trái chưa tính đến từ điện mặt trời

Chất độc hại và kim loại nặng trong pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng là mối nguy hại tới môi trường đất, nước nếu không được xử lý và tái chế.


Đầu tư điện mặt trời áp mái và điện mặt trời nổi đang được nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hướng tới như một xu thế bởi bài toán kinh tế được mô tả lợi đôi đường. Người đầu tư vừa có điện tiêu dùng và cả cơ hội bán điện dư thừa cho Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tính đến tháng 6/2020, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 5.500 MW, trong đó điện mặt trời áp mái đạt 31.750 dự án với tổng công suất đạt 657.88 MWp. Theo PGS.TS Đặng Đình Thống, Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhu cầu phát triển điện mặt trời lớn nhưng chưa hiện có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể về chất lượng pin nên việc đưa những loại pin kém chất lượng, tuổi thọ thấp, chỉ loại B hoặc loại C về Việt Nam là điều không tránh khỏi. Trong khi đó năng lượng mặt trời mới được triển khai ở Việt Nam từ 3-4 năm gần đây và các công nghệ tái chế pin mặt trời mới đang trong giai đoạn nghiên cứu.Thực tế trong các mô tả về điện mặt trời, bài toán môi trường ít được bàn đến. Theo tính toán và quảng bá của một số hãng sản xuất, một tấm pin mặt trời chất lượng cao có độ bền khoảng 20-25 năm. Tuy nhiên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu một thực tế, không phải nhà sản xuất nào cũng cung ứng pin mặt trời chất lượng cao có độ bền 20-25 năm, kết hợp với khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam, dẫn đến tuổi thọ pin thường ngắn hơn cam kết. "Tấm pin mặt trời không gây ô nhiễm trong quá trình lắp đặt, vận hành, nhưng sau khi hết hạn và thải ra môi trường khả năng gây ô nhiễm còn lớn hơn nilon", ông Ngãi nói.Hiện công nghệ tái chế pin mặt trời tại Việt Nam đang được nghiên cứu nên với các tấm pin không sử dụng chỉ có một phương án là chôn lấp hoặc cất kho. Tuy nhiên việc chôn lấp tốn diện tích, và cấu tạo từ kim loại nặng và silic trong pin khiến nguy hại tới môi trường đất và nguồn nước.Một số quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng công nghệ xử lý và tái chế pin mặt trời. Tại Phần Lan, quốc gia cam kết đóng cửa tất cả nhà máy đốt than năm 2029, việc tái chế pin bắt đầu từ công đoạn thu gom, nghiền, sắp xếp và chiết tách thủy tinh, silicon và kim loại nặng khỏi tấm pin. Sau quá trình luyện kim silicon và kim loại nặng, 85% silicon được tái sử dụng (loại pin mặt trời công nghệ silicon). Đối với pin mặt trời công nghệ màng mỏng, 95% chất bán dẫn và 90% thủy sinh được tái chế.Theo tính toán trong Chỉ thị về Thiết bị Điện và Điện tử (WEEE) của EU, nếu quy trình tái chế không được thực hiện, 60 triệu tấn phế thải từ pin mặt trời sẽ phải chôn lấp vào năm 2050 và trở thành một khối lượng chất độc hại lớn cho thế giới.Trong khi Việt Nam chưa có công nghệ tái chế, ông Ngãi gợi ý, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi nhập pin mặt trời ở nước ngoài có thể cam kết với phía sản xuất sẽ thu hồi và xử lý theo quy định, như vậy phía sản xuất có thể tận dụng để tái chế pin. Ngoài ra, trong quá trình bảo trì bảo dưỡng hàng tháng giúp tăng độ bền của pin, nên sử dụng nước cất hoặc nước khử ion để làm sạch, hạn chế dùng nước rửa chứa nhiều khoáng và nước nhiệt độ cao, tránh nứt pin, làm ảnh hưởng hiệu suất chuyển đổi năng lượng của pin. Nguyễn Xuân







Mat trai chua tinh den tu dien mat troi


Chat doc hai va kim loai nang trong pin mat troi sau khi het han su dung la moi nguy hai toi moi truong dat, nuoc neu khong duoc xu ly va tai che.

Mặt trái chưa tính đến từ điện mặt trời

Chất độc hại và kim loại nặng trong pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng là mối nguy hại tới môi trường đất, nước nếu không được xử lý và tái chế.
Mặt trái chưa tính đến từ điện mặt trời
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: