Mỹ - Hàng dấu chân cổ nhất của động vật có xương sống được phát hiện tình cờ trên đường mòn chạy qua vườn quốc gia Hẻm núi Lớn.
Giáo sư địa chất Allan Krill ở Đại học Nevada, Las Vegas (UNLV) tìm thấy tảng đá cuội với hàng dấu chân hóa thạch khi đi leo núi cùng các sinh viên vào năm 2016, theo thông báo của vườn quốc gia Hẻm núi Lớn. Krill lập tức chụp ảnh dấu vết và gửi cho đồng nghiệp Stephen Rowland, nhà cổ sinh vật học UNLV. Rowland và cộng sự mô tả chi tiết phát hiện trên tạp chí PLOS One hôm 19/8 trên tạp chí PLOS One."Tính đến nay, đây là hàng dấu chân cổ nhất của động vật có xương sống ở Hẻm núi Lớn, nơi rất dồi dào về hóa thạch. Chúng cũng nằm trong số những dấu chân cổ nhất của động vật đẻ trứng như bò sát và bằng chứng sớm nhất về việc động vật có xương sống di chuyển trên đụn cát", Rowland cho biết.Tảng đá cuội chứa dấu chân hóa thạch bị lộ ra do một phần vách đá sụp đổ. Nó nằm lộ thiên cạnh con đường mòn nhưng dường như không ai chú ý tới. Các nhà nghiên cứu suy đoán dấu chân do hai con vật khác nhau đi qua đỉnh đụn cát để lại. Dựa vào dấu chân, nhóm nghiên cứu suy đoán chân trước và chân sau ở cùng một bên của con vật di chuyển đồng thời."Những loài 4 chân còn sống ngày nay như chó và mèo thường sử dụng cách đi này khi đi chậm", Rowland nói. "Dấu chân trên đường mòn Bright Angel lưu lại cách đi song song từ thuở sơ khai của động vật có xương sống. Trước đó, chúng tôi không có bằng chứng nào về hành vi đó".An Khang (Theo CNN)
Vach da sup do he lo dau chan hoa thach 313 trieu nam
My - Hang dau chan co nhat cua dong vat co xuong song duoc phat hien tinh co tren duong mon chay qua vuon quoc gia Hem nui Lon.
Vách đá sụp đổ hé lộ dấu chân hóa thạch 313 triệu năm
By www.tincongnghe.net
Mỹ - Hàng dấu chân cổ nhất của động vật có xương sống được phát hiện tình cờ trên đường mòn chạy qua vườn quốc gia Hẻm núi Lớn.