Những dấu mốc lịch sử
Ngày 14 - 15/8/1945
Hội nghị toàn quốc của Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra Nghị quyết thành lập “Ban giao thông chuyên môn”. Ngày 15/8 được lấy làm Ngày truyền thống của ngành Bưu điện.
Ngày 28/8/1945
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra Tuyên cáo trước quốc dân đồng bào về việc thành lập Chính phủ của nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm 12 Bộ để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc, trong đó có Bộ Thông tin - Tuyên truyền, tiền thân của Bộ TT&TT ngày nay.
Ngày 11/11/2002
Bộ Bưu chính, Viễn thông được thành lập, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước.
Tháng 8/2007
Bộ TT&TT được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa – Thông tin.
1: Bưu chính
+ Gần 10.000 Anh hùng, Liệt sĩ ngành TT&TT đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
+ Năm 1976, Bưu chính Việt Nam chính thức gia nhập Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
+ Năm 2007, bưu chính tách khỏi viễn thông; thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, sau đổi tên thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
+ Khoảng 800 doanh nghiệp bưu chính được cấp phép đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
+ Khoảng 37.000 điểm phục vụ bưu chính đang hoạt động trên toàn quốc.
+ Tháng 11/2024, Liên minh Bưu chính Thế giới UPU công bố chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD), theo đó, Bưu chính Việt Nam tăng hạng từ nhóm 6 (năm 2023) lên nhóm 8 năm 2024 (nhóm 10 là nhóm cao nhất).
2 . Viễn thông
+ Tháng 10/1993, tuyến cáp quang dung lượng 34Mbps đầu tiên Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào hoạt động.
+ Năm 1995, hoàn thành số hóa hệ thống tổng đài và truyền dẫn; mạng viễn thông Việt Nam có tên trên bản đồ viễn thông thế giới.
+ Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu.
+ Tháng 4/2008, vệ tinh VINASAT1 được phóng thành công lên vũ trụ; năm 2012, phóng thành công vệ tinh VINASAT2.
+ Tháng 10/2009, VinaPhone tiên phong cung cấp 3G.
+ Tháng 10/2024, Viettel khai trương cung cấp dịch vụ mạng 5G đầu tiên.
+ Ngày 16/10/2024, tắt sóng 2G.
+ 120 triệu thuê bao di động tại Việt Nam, trong đó, 100,7 triệu sử dụng smartphone.
+ 82,9% là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang.
+ 3 doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường gồm Viettel, VNPT, Mobifone.
3. Báo chí - Truyền thông
+ Ngày 21/6/1925, số đầu tiên của tờ Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được xuất bản. Ngày 21/6 trở thành Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
+ Ngày 7/9/1945, Ðài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi chương trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Ðài Phát thanh Quốc gia.
+ Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của Ðài Truyền hình Việt Nam.
+ Năm 1990, Luật Báo chí ra đời.
+ Tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
+ Ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Ðài phát thanh, truyền hình.
+ Khoảng 41.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
4. Xuất bản, In và Phát hành
+ 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản.
+ Toàn ngành xuất bản hiện có 4.590 lao động.
+ 28 nhà xuất bản tham gia xuất bản, phát hành điện tử.
+ Khoảng 4.600 tựa sách điện tử xuất bản trong năm 2024.
+ Doanh thu ngành in năm 2024 đạt 90.160 tỷ đồng
5. Công nghiệp công nghệ số
+ 54.500 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động.
+ Khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài.
+ 11 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.
+ Khoảng 1,5 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ số.
+ Tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
6. Chuyển đổi số
+ Tháng 8/2018, thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
+ Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
+ Ngày 24/9/2021, đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.
+ Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Năm 2024,thông tin của khoảng 99 triệu nhân khẩu được lưu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối với 15 bộ, ngành, 63 địa phương, 4 doanh nghiệp.
+ 2,61 tỷ giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) từ năm 2019 đến tháng 12/2024.
+ Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.400 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 70% tổng số thủ tục hành chính.
+ 93.524 tổ công nghệ số cộng đồng với khoảng 457.820 thành viên tổ đến cấp xã, phường, thôn, bản, phố, khóm.
+ 150 nền tảng số từ các bộ, ngành và địa phương được Bộ TT&TT rà soát và công bố.
+ 10/10 được chọn là Ngày Chuyển đổi số quốc gia hàng năm.
+ Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia, và thứ 5/11 nước ASEAN trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử - EGDI 2024 của Liên Hợp Quốc; xếp hạng 75/193 quốc gia về chỉ số dịch vụ công trực tuyến.
7. An toàn thông tin
+ Ngày 6/8 hàng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
+ Ngày 10/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
+ 7.817/8.339 hệ thống đã được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, đạt 93,7%.
+ Ðã xử lý 8.558 website lừa đảo, vi phạm pháp luật.
+ 1,3 triệu người dân được bảo vệ, không truy cập vào các website lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
+ Việt Nam đạt vị trí thứ 17/194 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Bảng xếp hạng chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI năm 2024 do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố; đứng thứ 4/11 nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 3 ASEAN.
8. Thông tin đối ngoại
+ Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”.
+ Năm 2012 bắt đầu hình thành hệ thống quy hoạch báo chí đối ngoại.
+ 6 đơn vị báo chí đối ngoại được quy hoạch.
+ Tháng 4/2023, ra mắt Nền tảng Vietnam.vn, nhằm cập nhật, cung cấp thông tin nhanh chóng, đa chiều về Việt Nam.
+ Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” tổ chức thường niên 2 năm nay, nhằm lan tỏa hình ảnh Việt Nam - một đất nước thanh bình, tươi đẹp, phát triển năng động.
9. Tần số Vô tuyến điện
+ Năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 344 về quản lý máy phát vô tuyến điện và Nghị định số 345 về quản lý tần số vô tuyến điện.
+ Tháng 11/2009, Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.
+ Năm 2024, lần đầu tiên Bộ TT&TT tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với các khối băng tần B1 (2500-2600 MHz), C2 (3700-3800 MHz), C3 (3800-3900MHz), thu về cho ngân sách nhà nước 12.697 tỷ đồng.
10. Thông tin cơ sở
+ Tháng 5/2024, lần đầu tiên có nghị định về hoạt động thông tin cơ sở (Nghị định số 49/2024/NÐ-CP).
+ 9.863 đài truyền thanh cấp xã/10.323 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 96%.
+ 3.775 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, chiếm 38,3%.
+ Khoảng 14.000 người phụ trách đài truyền thanh.
+ 221.000 tuyên truyền viên cơ sở trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động ở các thôn, tổ dân phố.