Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple

Apple ngày nay được xem là một trong những công ty tiên phong trong các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ việc loại bỏ nhựa trong bao bì sản phẩm đến việc không kèm theo cốc sạc, dù ban đầu có thể gây tranh cãi, nhưng giờ đây nhiều công ty khác cũng đã bắt đầu áp dụng những sáng kiến tương tự, góp phần giúp ngành công nghệ trở nên "xanh" hơn.


Apple đang hướng đến mục tiêu đầy tham vọng: trung hòa carbon cho tất cả sản phẩm của mình vào năm 2030. Đến nay, công ty đã đạt được những bước tiến quan trọng trên con đường này. Hành trình bảo vệ môi trường của Apple đã có sự chuyển mình đáng kể, đặc biệt là trong cách công ty xử lý vấn đề khí thải carbon.


Những khởi đầu khó khăn


Steve Jobs, nhà sáng lập huyền thoại của Apple, nổi tiếng với tầm nhìn sáng tạo và chủ nghĩa hoàn hảo trong thiết kế. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Jobs cũng chính là người đặt nền móng cho các cam kết bảo vệ môi trường của Apple.


Nhìn Apple của ngày nay, ít ai nhớ rằng công ty từng là mục tiêu chỉ trích của các nhóm bảo vệ môi trường. Vào giữa những năm 2000, khi Apple đang vươn lên như một cái tên hàng đầu trong ngành công nghệ tiêu dùng với các sản phẩm đột phá như iPhone, iPod, và máy Mac, nhiều nhóm bảo vệ môi trường đã lên tiếng về việc Apple thiếu quan tâm đến việc giảm thiểu rác thải điện tử, sử dụng hóa chất độc hại và hạn chế tái chế các sản phẩm như máy tính và iPod.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 1.


Lúc đó, chính Steve Jobs đã viết một lá thư gửi nhân viên Apple, khẳng định: "Apple là công ty dẫn đầu về đổi mới và kỹ thuật, và chúng ta sẽ dùng chính những ưu thế này để trở thành công ty dẫn đầu về bảo vệ môi trường. Qua những hành động và kết quả thực tế, chúng ta hy vọng sẽ khiến khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng chuyên môn cảm thấy tự hào về những nỗ lực để trở thành một Apple xanh hơn."


Jobs thúc đẩy sáng kiến về các sản phẩm thân thiện với môi trường trong thời gian tại chức. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây cũng là thời điểm công ty đang tập trung vào sáng tạo thiết kế, sản phẩm và trải nghiệm người dùng, và Jobs cũng chỉ có thể làm những gì trong khả năng khi vẫn dành tâm huyết đưa Apple lên đỉnh cao, nhưng ông đã đặt nền tảng cho một tương lai bền vững hơn.


Tim Cook tiếp nối di sản của Jobs


Vào ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs từ chức và chọn Tim Cook làm người kế nhiệm. Chỉ sau đó sáu tuần, Jobs qua đời. Tim Cook phải lấp đầy khoảng trống khổng lồ để lại bởi nhà lãnh đạo công nghệ tài ba, không chỉ tiếp nối sự nghiệp của Jobs mà còn thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường mà ông đã khởi xướng.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 2.

Dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, tính bền vững đã trở thành một trụ cột chiến lược quan trọng của Apple. Một trong những động thái lớn đầu tiên của Cook là cam kết rằng mọi hoạt động của Apple, bao gồm các cửa hàng bán lẻ và trung tâm dữ liệu, sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Đây là bước đi quan trọng trong hành trình bảo vệ môi trường của Apple, thể hiện rõ ràng cam kết của công ty trong việc giảm thiểu phát thải carbon.


Apple đã tìm cách giải quyết vấn đề phát thải carbon ở mọi khía cạnh, từ chuỗi cung ứng, sản xuất sản phẩm đến vận chuyển. Công ty còn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn trên toàn cầu.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 3.

Apple đặt mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, nơi mọi vật liệu đều có thể tái sử dụng hoặc tái chế, giảm thiểu chất thải và khí thải. Điều này đã trở thành mục tiêu dài hạn của công ty, và vào năm 2023, Apple đã ra mắt những sản phẩm trung hòa carbon đầu tiên của mình, bao gồm Apple Watch Series 9, SE và Ultra 2. Những sản phẩm này được chứng nhận đạt chuẩn trung hòa carbon bởi tổ chức SCS Global Services.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 4.

Mac mini M4: chiếc Mac trung hòa carbon đầu tiên


Năm 2024, Apple tiếp tục đánh dấu một bước ngoặc lớn trong việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường khi ra mắt Mac mini M4, chiếc máy tính để bàn đầu tiên của công ty đạt tiêu chuẩn trung hòa carbon.


Máy được làm từ trên 50% nguyên liệu tái chế, bao gồm cả nhôm tái chế 100% cho vỏ máy, vàng tái chế 100% được sử dụng cho việc mạ trên tất cả các bo mạch do Apple thiết kế, cũng như nguyên tố đất hiếm tái chế 100% dùng trong tất cả các loại nam châm. Đáng chú ý, nguồn điện dùng để sản xuất Mac mini cũng hoàn toàn từ năng lượng tái tạo. Apple đã ưu tiên sử dụng tàu biển để vận chuyển sản phẩm này nhằm cắt giảm lượng carbon phát thải. Công ty sẽ sử dụng các khoản tín dụng carbon để bù đắp cho lượng khí thải nhỏ còn sót lại, đạt được kết quả trung hoà carbon cho sản phẩm.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 5.

Ngoài biểu tượng chiếc lá 5 cánh, hộp Mac mini M4/M4 Pro ghi rõ dòng Carbon Neutral như một khẳng định về cam kết với môi trường


Là một máy tính để bàn, Mac Mini M4 tuy nhỏ nhắn nhưng vẫn có kích thước lớn hơn nhiều so với Apple Watch. Quá trình sản xuất máy tính thường liên quan đến các vật liệu phức tạp hơn, bao gồm kim loại hiếm, bộ xử lý và các thành phần khác góp phần tạo ra lượng khí thải cao hơn. Đạt được tính trung hòa carbon cho một sản phẩm như vậy đòi hỏi giải quyết các bài toán trong chuỗi cung ứng và tính toán tác động sản xuất, bao gồm các thành phần tiêu tốn nhiều năng lượng như bộ xử lý và chip đồ họa.


Chip M4 cũng góp phần giúp Apple giải quyết vấn đề phát thải. Sau khi chuyển sang sử dụng chip tự thiết kế thay cho Intel, Apple đã kiểm soát rất tốt năng lượng sử dụng trên dòng M, đồng thời với sức mạnh đáng nể, những chiếc Mac mini M4 sẽ "bền bỉ" trong nhiều năm trời trước khi người dùng cần nâng cấp thiết bị. Điều này giúp tăng tính bền vững của sản phẩm, cũng là một cách gián tiếp bảo vệ môi trường.


Hướng tới trung hòa carbon cho tất cả sản phẩm


Việc Mac mini M4 trở thành sản phẩm trung hòa carbon đầu tiên của Apple không chỉ là một thành tựu công nghệ, mà còn là minh chứng rõ ràng cho sự tận tâm của công ty trong việc bảo vệ môi trường. Với mục tiêu trung hòa carbon cho tất cả sản phẩm vào năm 2030, Tim Cook có lẽ đang đưa Apple vượt qua cả tầm nhìn môi trường mà Steve Jobs từng đặt ra.


Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple- Ảnh 6.

Apple sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp bền vững cho các sản phẩm khác trong dòng Mac, từ MacBook đến iMac. Một thách thức lớn là iPhone, chiếc điện thoại được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, với khoảng 1,4 tỷ chiếc đang hoạt động vào năm 2024 theo thống kê của Backlinko. Tuy nhiên, nếu Apple đã làm được với Mac mini M4, thì việc đạt mục tiêu trung hòa carbon cho iPhone không phải là "bất khả thi".


Sau năm 2030, Apple tiếp tục đặt mục tiêu giảm thiểu 90% lượng phát thải vào năm 2050, và Mac mini M4 chính là dấu mốc quan trọng trong hành trình này.


Lấy link







Mac mini M4: dau an to lon trong hanh trinh trung hoa carbon cua Apple


Apple ngay nay duoc xem la mot trong nhung cong ty tien phong trong cac bien phap bao ve moi truong. Tu viec loai bo nhua trong bao bi san pham den viec khong kem theo coc sac, du ban dau co the gay tranh cai, nhung gio day nhieu cong ty khac cung da bat dau ap dung nhung sang kien tuong tu, gop phan giup nganh cong nghe tro nen "xanh" hon.

Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple

Apple ngày nay được xem là một trong những công ty tiên phong trong các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ việc loại bỏ nhựa trong bao bì sản phẩm đến việc không kèm theo cốc sạc, dù ban đầu có thể gây tranh cãi, nhưng giờ đây nhiều công ty khác cũng đã bắt đầu áp dụng những sáng kiến tương tự, góp phần giúp ngành công nghệ trở nên "xanh" hơn.
Mac mini M4: dấu ấn to lớn trong hành trình trung hòa carbon của Apple
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: