Thái Nguyên: Phát triển hạ tầng số, hưởng trái ngọt từ chuyển đổi số

Tính đến cuối năm 2024, toàn bộ các xóm trong tỉnh Thái Nguyên đã được cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cáp quang, 99,6% số xóm được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G.


Tỉnh Thái Nguyên cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển cáp quang băng rộng và phủ sóng thông tin di động 4G đến 100% xóm và nâng tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang đạt trên 80%.


Những kết quả ấn tượng về xóa "vùng lõm" sóng di động, viễn thông thời gian qua đã cho thấy bước tiến của Thái Nguyên trong việc đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số.


"Trái ngọt" từ chuyển đổi số


Năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng Thái Nguyên đã cơ bản đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần hiện thực hóa thành tựu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội.


Sự phát triển của Thái Nguyên trong thời gian qua là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó bắt nguồn từ những quyết sách mang tính đột phá của tỉnh, đó là quan tâm phát triển hạ tầng giao thông mang tính liên kết, kết nối vùng, hoàn thiện hạ tầng số băng rộng, không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…


Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Thái Nguyên đã sớm nắm bắt cơ hội để kiến tạo và phát triển, được coi là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này.


Sau gần 4 năm thực hiện, Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành 15/15 mục tiêu chuyển đổi số theo Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.


Thái nguyên 1.jpg
Chương trình Livestream phiên chợ xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm “Miến dong Việt Cường và nông sản Thái Nguyên”, nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên các nền tảng số. Ảnh: TN.

Minh chứng cho những nỗ lực của tỉnh trong quá trình chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên từ chỗ đứng thứ hơn 40 cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin, sau khi Nghị quyết số 01 đi vào cuộc sống đã đưa Thái Nguyên có tên trên bản đồ Chuyển đổi số Quốc gia: năm 2020, lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Chỉ số chuyển đổi số Thái Nguyên đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố.


Đến nay, Thái Nguyên đã 2 năm liên tiếp xếp thứ 8/63; là 1 trong 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số; tỷ trọng giá trị gia tăng kinh tế số trong GRDP năm 2023 là 31,4% đứng thứ 3 toàn quốc; Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 2; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) xếp thứ 2; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.


Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2024-2025. Đề án tập trung vào 5 mũi đột phá trong công tác chuyển đổi số, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho Thái Nguyên so với các địa phương khác gồm: là một trong các tỉnh thành có chất lượng kết nối mạng tốt nhất Việt Nam; trở thành trung tâm dữ liệu của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc; có chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất Việt Nam; có dữ liệu số tốt nhất Việt Nam; phổ cập năng lực số toàn dân để nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.


Phát triển hạ tầng số - mục tiêu quan trọng


Xác định vai trò quan trọng của hạ tầng số, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động, như: hướng dẫn các đơn vị xây dựng các trạm thu phát sóng thông tin di động có vị trí phù hợp với Quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, mở rộng vùng phủ sóng tại các thôn, bản chưa có sóng; đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, để mở rộng vùng phủ sóng dịch vụ viễn thông di động…


Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030. Để làm được điều đó, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp với phương châm tám chữ: ổn định; kế thừa; đổi mới; phát triển. Cùng với đó, theo định hướng phát triển, tỉnh sẽ tập trung vào 3 đột phá: hạ tầng; phát triển nhân lực; xây dựng thể chế.


Thái nguyên.jpg
Nhân viên Chi nhánh Viettel Thái Nguyên thường xuyên kiểm tra hoạt động của các trạm BTS, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Hà (BTN)

Thái Nguyên xác định phát triển hạ tầng số là mục tiêu quan trọng cần phải triển khai trong giai đoạn tới, trong đó mạng 5G với tốc độ tối thiểu 100 Mbps, phủ sóng tại 100% trường đại học và bệnh viện (năm 2024); 100% khu dân cư (năm 2025); 100% tuyến cao tốc, quốc lộ được phủ sóng băng rộng di động 4G/5G; phổ cập kết nối cáp quang băng rộng tới hộ gia đình, 100% khách hàng có nhu cầu đều có truy cập FTTH tốc độ Gbps; mời gọi thu hút đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (DataCenter) (quy mô trên 1000 racks, trên 10MW) để cung cấp dịch vụ dữ liệu cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt các doanh nghiệp FDI.


Thái Nguyên sẽ nâng cấp trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh, phục vụ lưu trữ dữ liệu và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số; xây dựng bản sao số (Digital Twins) tại khu công nghiệp; triển khai ứng dụng Drone, camera trong sản xuất và chế biến nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây chè; triển khai Trung tâm trải nghiệm ứng dụng 5G; Phát triển các mô hình điểm kết hợp giữa hạ tầng mới, ứng dụng đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất hoạt động, đầu tư nhất quán, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả đầu tư cho các khu vực trọng điểm để triển khai nhân rộng toàn tỉnh, toàn vùng và cả nước (nhà máy, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, nông nghiệp, hành chính công).









Thai Nguyen: Phat trien ha tang so, huong 'trai ngot' tu chuyen doi so


Tinh den cuoi nam 2024, toan bo cac xom trong tinh Thai Nguyen da duoc cung cap dich vu Internet bang thong rong cap quang, 99,6% so xom duoc phu song di dong bang rong 3G/4G.

Thái Nguyên: Phát triển hạ tầng số, hưởng 'trái ngọt' từ chuyển đổi số

Tính đến cuối năm 2024, toàn bộ các xóm trong tỉnh Thái Nguyên đã được cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cáp quang, 99,6% số xóm được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G.
Thái Nguyên: Phát triển hạ tầng số, hưởng trái ngọt từ chuyển đổi số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: