Từng tuyên bố sẽ không nhượng bộ, Microsoft đành nới lỏng yêu cầu phần cứng của Windows 11 để giữ chân người dùng

Đây là động thái của Microsoft nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp khi "deadline" của Windows 10 đang đến gần.


Vào thời điểm Windows 11 ra mắt cuối năm 2021, Microsoft đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều khi đặt ra hàng loạt yêu cầu phần cứng mới. Ngoài những yêu cầu quen thuộc về CPU, RAM hay dung lượng ổ đĩa trống, để hỗ trợ hệ điều hành mới, PC còn cần có chip TPM (Trusted Platform Module) 2.0. Đây là một chip bảo mật cung cấp khả năng bảo vệ ở cấp độ phần cứng, cho phép các tính năng như Secure Boot, mã hóa ổ đĩa và xác thực người dùng.


Theo Microsoft, TPM 2.0 là yếu tố cần thiết để tăng cường bảo mật và bảo vệ dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, yêu cầu này đặt ra thách thức đối với các máy tính cũ không có chip TPM tương thích, khiến nhiều người dùng không thể nâng cấp chính thức lên Windows 11.


Khi thời điểm kết thúc hỗ trợ Windows 10 đến gần, nhiều người dùng lo ngại về việc không thể nâng cấp hệ điều hành, và điều này cũng trở thành mối bận tâm của Microsoft vì nó khiến một phần lớn thị phần của họ bị kẹt lại ở Windows 10. Microsoft còn từng tuyên bố rằng TPM 2.0 là yêu cầu “không thể thương lượng” cho Windows 11.


Từng tuyên bố "sẽ không nhượng bộ", Microsoft đành nới lỏng yêu cầu phần cứng của Windows 11 để giữ chân người dùng- Ảnh 1.

Windows 11 từ chối cài đặt nếu PC của người dùng không có chip TPM 2.0


Tuy nhiên, mới đây Microsoft đã thay đổi quyết định. Người dùng giờ đây có thể nâng cấp lên Windows 11 kể cả khi PC không sở hữu con chip này. Điều này có thể ảnh hưởng đến các tính năng bảo mật của Windows 11, nhưng lợi ích vẫn rất lớn khi nhiều người dùng hơn có thể cài đặt Windows 11.


Dù vậy, Microsoft lưu ý rằng việc cài đặt Windows 11 trên thiết bị không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu không được khuyến nghị. Khi cố gắng cài đặt Windows 11 trên PC không có TPM 2.0, người dùng sẽ nhận được cảnh báo:


“Máy tính này không đáp ứng yêu cầu tối thiểu để chạy Windows 11 – các yêu cầu này giúp đảm bảo trải nghiệm đáng tin cậy và chất lượng cao hơn. Việc cài đặt Windows 11 trên máy tính này không được khuyến nghị và có thể dẫn đến các vấn đề tương thích. Nếu tiếp tục, máy tính của bạn sẽ không còn được hỗ trợ và không được nhận các bản cập nhật. Những hư hỏng xảy ra do thiếu tương thích sẽ không được bảo hành. Bằng việc chọn ‘Chấp nhận,’ bạn xác nhận rằng mình đã đọc và hiểu tuyên bố này.”


Từng tuyên bố "sẽ không nhượng bộ", Microsoft đành nới lỏng yêu cầu phần cứng của Windows 11 để giữ chân người dùng- Ảnh 2.

Microsoft đang liên tục khuyến khích người dùng Windows 10 nâng cấp lên Windows 11


Động thái này được đưa ra khi Windows 10 sắp kết thúc vòng đời (EOL) vào tháng 10/2025. Hiện tại, 61.82% người dùng Windows vẫn đang sử dụng Windows 10, và việc yêu cầu họ nâng cấp phần cứng không phải là một giải pháp khả thi. Ngoài ra, nhiều hệ thống Windows 10 được sử dụng trong trường học, văn phòng và máy chủ với ngân sách hạn chế.


Bản cập nhật Windows 11 24H2 mới nhất đã được phát hành cho tất cả người dùng. Đây là một bản cập nhật lớn vì nó tích hợp một số tính năng AI thông qua Microsoft Copilot. Ngay cả khi không được hỗ trợ đầy đủ, ngày càng có nhiều người dùng có thể trải nghiệm hệ điều hành mà không cần dựa vào các phương pháp không chính thức.


Lấy link







Tung tuyen bo "se khong nhuong bo", Microsoft danh noi long yeu cau phan cung cua Windows 11 de giu chan nguoi dung


Day la dong thai cua Microsoft nham khuyen khich nguoi dung nang cap khi "deadline" cua Windows 10 dang den gan.

Từng tuyên bố "sẽ không nhượng bộ", Microsoft đành nới lỏng yêu cầu phần cứng của Windows 11 để giữ chân người dùng

Đây là động thái của Microsoft nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp khi "deadline" của Windows 10 đang đến gần.
Từng tuyên bố sẽ không nhượng bộ, Microsoft đành nới lỏng yêu cầu phần cứng của Windows 11 để giữ chân người dùng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: