Lần đầu phát hiện miệng hố thiên thạch trên sống núi

Trung Quốc - Miệng hố va chạm Hải Lâm đường kính 1.360 m là kết quả từ vụ va chạm giữa Trái Đất và một thiên thạch cổ đại.


Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên tìm thấy miệng hố thiên thạch trên sống núi, giúp tăng thêm hiểu biết của con người về lịch sử va chạm của hành tinh và cung cấp góc nhìn mới để khám phá cơ chế hình thành miệng hố dẫn tới địa hình và địa mạo độc đáo của Trung Quốc, Global Times hôm 24/11 đưa tin. Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp suất cao (HPSTAR), miệng hố va chạm mới phát hiện ở Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang là miệng hố thứ 4 được phát hiện trên lãnh thổ Trung Quốc tính đến nay.


Điều độc đáo ở miệng hố này là nó hình thành trên sống núi, có hình dạng giống khay hót rác hình bầu dục với đường kính lên tới 1.360 m. Chênh lệch độ cao giữa vành cao nhất và điểm thấp nhất của nó vượt quá 100 m, giống như một chiếc phễu khổng lồ treo lơ lửng trên dãy núi Trường Bạch. Miệng hố va chạm Hải Lâm là một dấu ấn địa chất còn sót lại từ sự kiện va chạm đặc biệt. Theo Chen Ming, một trong các nhà khoa học ở HPSTAR phát hiện miệng hố, vụ va chạm xảy ra cách đây hàng trăm nghìn năm.


"Thông qua khảo sát địa chất thực địa và kiểm tra mẫu vật, chúng tôi xác định hàng loạt bằng chứng vĩ mô và vi mô liên quan tới vụ va chạm ở bồn địa nhỏ này, xác nhận đây là cấu trúc hình thành bởi va chạm với một tiểu hành tinh ngoài hành tinh", Chen nói. Trừ dấu hiệu xói mòn, miệng hố thiên thạch Hải Lâm khá nguyên vẹn. Phát hiện được mô tả chi tiết trên tạp chí Matter and Radiation at Extremes sẽ giúp thúc đẩy nghiên cứu về biến dạng do va chạm của vật liệu.


Những miệng hố thiên thạch trên Trái Đất là vùng trũng hình tròn, ra đời dưới tác động của thiên thể như tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất từ không gian. Thiên thạch không phải hiện tượng tự nhiên độc đáo nhưng là một trong những nền tảng quan trọng để giới khoa học nghiên cứu không gian. Tính đến nay, hơn 200 miệng hố va chạm được nhận dạng và xác nhận trên Trái Đất như miệng hố Barringer ở Arizona, Mỹ và miệng hố Wolfe Creek ở Australia. Tuy nhiên, các miệng hố thiên thạch ở Trung Quốc cực hiếm.


Miệng hố Barringer hình thành dưới tác động của một tiểu hành tinh sắt - nickel đường kính 46 m, có niên đại hơn 50.000 năm và được bảo quản tốt. Vụ va chạm ban đầu tạo ra miệng hố có đường kính hơn 1.200 m và sâu 210 m, nhưng hiện nay nó chỉ sâu 150 m do xói mòn lấp đầy một phần miệng hố, theo NASA. Có hình dạng gần tròn, Wolfe Creek là miệng hố lớn thứ hai trên thế giới. Các nhà địa chất ước tính nó hình thành cách đây 300.000 năm khi một thiên thạch nặng hơn 40.000 tấn đâm vào Trái Đất ở tốc độ khoảng 15 km/giây.


An Khang (Theo Global Times)









Lan dau phat hien mieng ho thien thach tren song nui


Trung Quoc - Mieng ho va cham Hai Lam duong kinh 1.360 m la ket qua tu vu va cham giua Trai Dat va mot thien thach co dai.

Lần đầu phát hiện miệng hố thiên thạch trên sống núi

Trung Quốc - Miệng hố va chạm Hải Lâm đường kính 1.360 m là kết quả từ vụ va chạm giữa Trái Đất và một thiên thạch cổ đại.
Lần đầu phát hiện miệng hố thiên thạch trên sống núi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: