TP HCM liên kết các tỉnh trong quản lý chất thải rắn

TP HCM hạn chế quỹ đất nên muốn liên kết các các tỉnh lân cận phát triển ngành công nghiệp tái chế, quản lý chất thải rắn.


Thông tin được Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM Nguyễn Thị Thanh Mỹ nói tại hội thảo về quản lý chất thải rắn theo hướng phát triển bền vững, ngày 31/10. Theo bà Mỹ, Sở đang tham mưu UBND TP HCM đề án phân loại rác tại nguồn gồm ba loại theo Luật bảo vệ môi trường 2020, phục vụ cho hoạt động tái chế.


Để làm được, TP HCM cần có hạ tầng kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, TP HCM hiện chưa có quy hoạch lĩnh vực tái chế rác thải và phát triển công nghiệp tái chế. "Cần lập quy hoạch cấp độ vùng, khu vực chứ không thể giải quyết cấp độ địa phương", bà Mỹ nói và giải thích TP HCM không còn quỹ đất cho quy hoạch tái chế rác. Các địa phương lân cận có thể phối hợp gồm: Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu...


Hiện thành phố phối hợp với tỉnh Long An chuẩn bị khoảng 200 ha tại Khu liên hiệp xử lý rác ở Thủ Thừa phục vụ xử lý rác, trong đó bao gồm việc di dời các nhà máy tái chế chất thải vào khu vực này. Ngoài vị trí này, TP HCM dự kiến có hai nhà máy xử lý rác tại TP Thủ Đức và một ở huyện Cần Giờ. "Thành phố đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công nghiệp tái chế tại Long An", bà Mỹ nói.


Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, TP HCM mỗi ngày phát sinh hoảng 13.000 tấn rác sinh hoạt, trong số này có khoảng 20% - 30% có thể tái chế. Năm 2020, thành phố có chủ trương ưu tiên chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp sang đốt rác phát điện, tái chế với mục tiêu đến 2027 đạt trên 80%.


Hiện, Nhà máy Tâm Sinh Nghĩa tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Củ Chi sử dụng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng và làm phân compost. Hồi tháng 7, nhà máy này khởi công ứng dụng công nghệ đốt rác phát điện tổng vốn khoảng 4.600 tỷ đồng. Nhà máy VietStar ứng dụng công nghệ sản xuất compost và hạt nhựa. Nhà máy xử lý rác lớn nhất TP HCM tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh đang sử dụng công nghệ chôn lấp và sản xuất compost.


Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT công ty nước và môi trường Bình Dương (BIWASE), cho biết hiện các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện phương thức ủ phân compost và đốt rác phát điện. Đây được cho là hai kỹ thuật cao, đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, đặc biệt là công nghệ đốt phát điện.


Ông Thiền tính toán, với công nghệ của Nhật công suất 500 tấn rác mỗi ngày, tạo ra 12 - 13 MWh điện, chi phí đầu tư lên tới 65 triệu USD (hơn 1.600 tỷ đồng). Lý do, công nghệ đốt rác phát điện cần dùng các loại vật liệu đặc biệt, có thể chịu đựng mức nhiệt hàng nghìn độ C liên tục. Thông thường tại vị trí buồng đốt rác, trong 2 - 3 năm phải thay vật liệu, do các kim loại này đã bị thay đổi tính chất. Khu vực đốt rác cần có các loại gạch, bê tông chịu lửa. Những vật liệu này thường phải nhập khẩu, do Việt Nam chưa có nhiều đơn vị cung cấp. Ngoài ra, nhiệt thu được từ lò đốt, chuyển hóa sang điện công suất lớn, cần trải qua nhiều công đoạn, đầu tư lớn.


Ông cho rằng đầu tư công nghệ đốt rác phát điện cần có phân xưởng tái chế với các khu vực riêng biệt để xử lý. "Nhiều người nói rác là tài nguyên, là tiền nhưng muốn được vậy cần chi phí đầu tư rất lớn", ông nói. Đại diện BIWASE mong mong muốn các nhà khoa học chung tay hiến kế, tìm ra ý tưởng công nghệ tối ưu hóa các loại chi phí để cùng phát triển hạ tầng công nghệ xử lý rác thải.


PGS.TS Nguyễn Lữ Phương, Giảng viên trường Đại học Tài nguyên Môi trường TP HCM cho rằng, cần nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp trong hạn chế, tái chế rác thải nhựa theo chiến lược 10 Rs. Chiến lược này hướng dẫn người dân bắt đầu bằng việc từ chối sản phẩm rác thải nhựa dùng một lần, sau đó tiến tới giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thu hồi...


Theo PGS Phương, việc đầu tiên trong hạn chế rác thải nhựa là người dân cần từ chối với sản phẩm dùng một lần. Khi đi chợ họ có thể mang theo túi của mình để hạn chế sử dụng túi nilong. Chai nước nhựa cần chuyển sang các loại chai bằng thủy tinh, nhôm để sử dụng nhiều lần. "Việc thay đổi thói quen giúp hạn chế số lượng lớn rác thải nhựa dùng một lần", PGS Phương nói.


Hà An









TP HCM lien ket cac tinh trong quan ly chat thai ran


TP HCM han che quy dat nen muon lien ket cac cac tinh lan can phat trien nganh cong nghiep tai che, quan ly chat thai ran.

TP HCM liên kết các tỉnh trong quản lý chất thải rắn

TP HCM hạn chế quỹ đất nên muốn liên kết các các tỉnh lân cận phát triển ngành công nghiệp tái chế, quản lý chất thải rắn.
TP HCM liên kết các tỉnh trong quản lý chất thải rắn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: