Nòng nọc khổng lồ 161 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc kỷ Jura tại Patagonia, phá vỡ kỷ lục về loài cổ xưa nhất.


Khi nhắc đến kỷ Jura, người ta thường nghĩ ngay đến những loài vật khổng lồ: Khủng long, dực long, và ếch... Tuy nhiên phát hiện mới về hóa thạch nòng nọc 161 triệu năm tuổi vừa đăng trên tạp chí Nature cho thấy chúng cực kỳ to lớn (kích thước 16 cm, nó là dạng ấu trùng rất lớn của một con ếch to lớn).


Hóa thạch được tìm thấy, khai quật từ vùng đất ngày nay gọi là Patagonia (cao nguyên bụi rậm bán khô cằn bao phủ gần như toàn bộ phần phía nam của đất liền Argentina). Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có bằng chứng hóa thạch về nòng nọc thời kỳ này.


"Môi trường sống của nòng nọc này có lẽ là một cái ao cạn, khô cạn định kỳ do điều kiện khí hậu thay đổi", tác giả chính, Tiến sĩ Mariana Chuliver Pereyra từ Đại học Quốc gia La Plata, chia sẻ với IFLScience. Bà cho biết thêm: "Giống như hầu hết các loài hiện nay, không phải tất cả nòng nọc đều biến thái thành công, nên nhiều con trong số chúng đã chết khi ao khô cạn".


Các nhà khoa học nhận định con nòng nọc họ tìm thấy đã chết một cách tự nhiên, sau đó được bao phủ bởi tro núi lửa và bùn, một loại trầm tích hạt mịn. "Sự lắng đọng của những lớp trầm tích mịn này đã giúp bảo quản mẫu vật một cách hoàn hảo trong hơn 160 triệu năm", Tiến sĩ Mariana Chuliver Pereyra nói.


Nòng nọc này được cho là của loài ếch kỷ Jura Notobatrachus degiustoi, một loài lưỡng cư đã tuyệt chủng và nổi tiếng nhất từ thời đại này. Giống như loài Anura (ếch và cóc) ngày nay, chúng có vòng đời gồm hai giai đoạn, bắt đầu là ấu trùng sống dưới nước - chính là nòng nọc - và kết thúc là ếch trưởng thành. Phát hiện này không chỉ phá vỡ kỷ lục mà còn giúp hiểu thêm về sự tiến hóa của ếch, cóc và cách biến thái kỳ lạ của chúng.


Mặc dù có niên đại rất lâu, nòng nọc vẫn giữ được phần đầu, phần lớn thân và một phần đuôi. Qua mắt, dây thần kinh và một chi trước cho thấy nòng nọc đang trong quá trình biến thành ếch khi nó chết. Đây là cơ sở giúp nhà khoa học có đủ dữ liệu để nghiên cứu và xác định các đặc điểm chung của nòng nọc này với nòng nọc của các loài ếch hiện đại.


Minh Thư (Theo Ifl Science)









Nong noc khong lo 161 trieu nam tuoi


Cac nha khoa hoc Argentina phat hien hoa thach nong noc ky Jura tai Patagonia, pha vo ky luc ve loai co xua nhat.

Nòng nọc khổng lồ 161 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc kỷ Jura tại Patagonia, phá vỡ kỷ lục về loài cổ xưa nhất.
Nòng nọc khổng lồ 161 triệu năm tuổi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: