Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới

Ngôi mộ của Cyrus Đại đế cách đây hơn 2.500 năm được coi là công trình cổ nhất với cấu trúc chống động đất hiệu quả.


Ở Hy Lạp và Ba Tư cổ đại, một kỹ thuật xây dựng được phát triển trong đó vật liệu khác như gốm và đất sét được chèn vào giữa mặt đất và nền móng để khi mặt đất rung động, lớp này trượt dưới lớp khác giúp giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi động đất, theo Amusing Planet. Kỹ thuật này được gọi là cách chấn đáy, là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ công trình xây dựng khỏi động đất ngày nay. Ví dụ sớm nhất về cách chấn đáy là ngôi mộ Cyrus ở Pasargadae, thủ đô của đế quốc Achaemenid dưới thời Cyrus Đại đế (năm 559 - 530 trước Công nguyên) tại Iran.


Dù Cyrus Đại đế trị vì vương quốc rộng lớn trải dài từ biển Địa Trung Hải tới sông Indus, lăng mộ của ông vô cùng đơn giản và khiêm nhường. Ngôi mộ có hình dáng gần giống lập phương với kích thước 6 x 5 m. Một cánh cửa nhỏ dẫn xuống hầm. Mái ngôi mộ có hình tam giác. Gian mộ nằm bên trên phần đáy hình kim tự tháp có 6 bậc lớn. Ngôi mộ được xây từ những tảng đá lớn.


Nền móng của mộ làm từ vài lớp đá vôi. Lớp đầu tiên xây bằng đá gắn kết nhờ vữa, bao gồm hỗn hợp vữa vôi và tro hoặc cát, sau đó mài nhẵn. Lớp phía trên làm từ các tảng đá nối với nhau bằng thanh kim loại nhưng không liền với lớp bên dưới. Điều này cho phép lớp phía trên trượt qua đỉnh của lớp dưới trong trường hợp động đất.


Ngôi mộ Cyrus đã trải qua nhiều trận động đất trong 2.500 năm qua, dù các nhà nghiên cứu không biết cường độ của chúng hay chúng có đủ mạnh để kích động cấu trúc "cách chấn đáy" hay không. Họ không phát hiện dấu hiệu tảng đá và các lớp bị xê dịch. Cho tới nay, họ vẫn chưa thể xác định chắc chắn cấu trúc kim tự tháp đúng là thiết kế "cách chấn đáy" giúp bảo vệ ngôi mộ hay không.


Theo sử gia Hy Lạp Arrian xứ Nicomedia, người từng là tướng của Alexander Đại đế, vị vua người Macedonia từng ghé thăm ngôi mộ sau khi cướp phá Persepolis. Alexander chỉ huy một trong những binh lính của ông là Aristobulus tiến vào lăng mộ. Ở bên trong, ông tìm thấy một chiếc giường bằng vàng, bộ bàn có bình để uống, quan tài vàng, vài đồ trang trí nạm đá quý.


Một nghiên cứu chi tiết của Đại học Islamic Azad ở Iran cho rằng hệ thống cách chấn đáy ở lăng mộ Cyrus Đại đế thực sự tồn tại. Họ đã mô phỏng ngôi mộ bằng phần mềm và để nó trải qua động đất mạnh trước khi rút ra kết luận.


An Khang (Theo Amusing Planet)









Ngoi mo chong dong dat co nhat the gioi


Ngoi mo cua Cyrus Dai de cach day hon 2.500 nam duoc coi la cong trinh co nhat voi cau truc chong dong dat hieu qua.

Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới

Ngôi mộ của Cyrus Đại đế cách đây hơn 2.500 năm được coi là công trình cổ nhất với cấu trúc chống động đất hiệu quả.
Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: