Hạ tầng viễn thông đóng góp lớn giúp Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

Nỗ lực ở cả 3 trụ cột hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, dịch vụ công trực tuyến đã giúp Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử. Trong đó, thành công về củng cố hạ tầng viễn thông có đóng góp lớn hơn cả.


Việt Nam lần đầu đạt mức ‘rất cao’ về phát triển Chính phủ điện tử


Đánh giá và xếp hạng về mức độ phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số của 193 quốc gia thành viên được Liên Hợp quốc thực hiện định kỳ 2 năm/lần từ năm 2003 đến nay, với mục tiêu giúp mỗi quốc gia biết vị trí của mình trong bức tranh chung toàn cầu, đồng thời nắm bắt kịp thời các xu thế để có chiến lược đúng đắn phát triển Chính phủ số trong tương lai.


Trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử - EGDI 2024 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong nhóm nước phát triển ‘rất cao’ về Chính phủ điện tử, xếp thứ 71 toàn cầu, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022. Ở khu vực ASEAN, Việt Nam đã vượt Brunei để vươn lên vị trí thứ 5, tăng 1 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022. Đáng chú ý, so với 55 quốc gia trong nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có EGDI 2024 ở mức ‘rất cao’.


cong-bo-giao-thong-van-tai-dat-muc-tot-1-1-1.jpg
Bên cạnh thành công trong phát triển hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực, Liên hợp quốc cũng đánh giá cao Việt Nam về những nỗ lực trong cải tiến chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh minh họa: T.D

Cũng như các kỳ đánh giá trước, chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số chính gồm chỉ số hạ tầng viễn thông - TII, chỉ số nguồn nhân lực - HCI và chỉ số dịch vụ trực tuyến – OSI. Phân tích của Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) từ EGDI 2024 cho thấy, vị trí xếp hạng ở cả 3 chỉ số chính của Việt Nam năm nay đều có sự tăng trưởng về giá trị và xếp hạng, đặc biệt là xếp hạng về nguồn nhân lực và giá trị của chỉ số hạ tầng viễn thông.


Cụ thể, chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam đạt 0,7267, xếp thứ 79 toàn cầu, tăng 36 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022. Trong khi đó, chỉ số hạ tầng viễn thông của Việt Nam đạt 0,8780, xếp thứ 67 toàn cầu, tăng 7 bậc so với năm 2022; Chỉ số dịch vụ công trực tuyến đạt 0,7081, xếp thứ 75 toàn cầu, tăng 1 bậc so với năm 2022.


Xét về giá trị, chỉ số chung về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng trưởng 13,6%, trong đó hạ tầng viễn thông là chỉ số chính tăng trưởng mạnh nhất so với mức tăng 25,9%; tiếp đến là dịch vụ công trực tuyến tăng 9,2%; và chỉ số nguồn nhân lực tăng 5,3%. Trong 3 chỉ số chính của Việt Nam, chỉ số hạ tầng viễn thông được xếp ở mức rất cao, 2 chỉ số còn lại được xếp ở mức cao.


Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn từ chuyển đổi số


Trong thông tin chia sẻ kết quả xếp hạng EGDI 2024 của Việt Nam, Bộ TT&TT nhận định rằng: Có được kết quả đáng ghi nhận - tăng 15 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử là nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp cùng vai trò tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp.


Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam nhận xét, việc Việt Nam thăng hạng trong báo cáo EGDI của Liên hợp quốc là tin rất vui, thể hiện các nỗ lực của Việt Nam trong 2 năm qua về phát triển hạ tầng viễn thông - Internet, nguồn nhân lực và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đã và đang đạt những kết quả tích cực, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.


“Đây là một sự động viên lớn với các cơ quan nhà nước - những nơi đã và đang có những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông - Internet cũng như phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ công trực tuyến; đồng thời cũng cổ vũ, khích lệ các doanh nghiệp, tổ chức đang tham gia vào phát triển hạ tầng số, ứng dụng số tại Việt Nam. Và quan trọng hơn, các chỉ số được cải thiện cho thấy người dân, doanh nghiệp tại Việt Nam đang được hưởng lợi nhiều hơn từ các dịch vụ và ứng dụng số”, ông Vũ Thế Bình bình luận.


W-ha tang so Viet Nam 1.jpg
Nỗ lực của Việt Nam trong 2 năm qua về phát triển hạ tầng viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ảnh minh họa: Đ.T

Đặc biệt nhấn mạnh đến sự cải thiện mạnh mẽ, đạt mức rất cao của chỉ số hạ tầng viễn thông, ông Vũ Thế Bình phân tích: Chỉ số này được tính toán theo các chỉ tiêu về số lượng người dùng Internet, số lượng thuê bao di động, số lượng thuê bao không dây băng rộng và khả năng tiếp cận băng rộng. Trong đó, chỉ tiêu khả năng tiếp cận băng rộng là 1 điểm mới của báo cáo năm nay.


Ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm: “Chúng ta đều nhận thấy sự tăng trưởng của các chỉ tiêu về thuê bao di động băng rộng trong 2 năm qua, cũng như nhận thấy một thực tế là giá dịch vụ băng rộng ở Việt Nam đã và đang ở mức rất hợp lý cho sự tiếp cận của người dân”.


Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông - Hội Truyền thông số Việt Nam, cho rằng: Tăng điểm là tín hiệu đáng mừng thể hiện quyết tâm và đầu tư cho chuyển đổi số của Việt Nam bước đầu có những chuyển biến tích cực. Sự đóng góp của doanh nghiệp Việt Nam cũng là đặc biệt đáng ghi nhận, khi 2 trục chỉ số chính tạo đột phá là nguồn nhân lực và hạ tầng viễn thông, có vai trò lớn của khu vực doanh nghiệp.


Theo ông Nguyễn Quang Đồng, đánh giá của Liên hợp quốc cũng nhất quán với thực tế phát triển của công nghệ số tại Việt Nam, với các thước đo khác như khảo sát của Google & Bain Company cho thấy, nền kinh tế Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng đầu khu vực ASEAN.


“Điều này hàm ý tiềm năng của công nghệ số là rất lớn; và do đó hướng ưu tiên đầu tư, coi công nghệ số là trọng điểm đột phá - như bài viết gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra là hoàn toàn hợp lý. Với quan điểm hạ tầng cần đi trước một bước, hạ tầng số là ưu tiên chiến lược, bên cạnh hạ tầng năng lượng và hạ tầng giao thông như bài phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư; sẽ tiếp tục được quan tâm”, ông Nguyễn Quang Đồng nêu quan điểm.


Nhận định Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cạnh tranh được, ngay cả với các nước trong ASEAN, ông Nguyễn Quang Đồng lý giải: Theo EGDI 2024, nhiều nước khác trong ASEAN cũng tăng điểm mạnh mẽ, cho thấy khu vực đang bắt nhịp và chuyển mình rất nhanh trong cuộc đua chuyển đổi số. Hiện Việt Nam vẫn đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia - những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cuộc đua thu hút các BigTech toàn cầu. Ngoài ra, việc cải thiện chỉ số dịch vụ công trực tuyến cũng là một vấn đề Việt Nam cần lưu tâm thời gian tới.


EGDI được Liên hợp quốc chia làm 4 mức gồm rất cao, cao, trung bình và thấp. Chỉ số EGDI 2024 của Việt Nam đạt 0,7709 điểm, được xếp vào nhóm các nước có EGDI ở mức rất cao. Toàn thế giới có 39,4% các quốc gia được xếp ở nhóm EGDI đạt mức rất cao. Chỉ số EGDI 2024 của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình của thế giới (0,6382), khu vực châu Á (0.6990), cũng như trung bình của khu vực ASEAN (0,6928)







Ha tang vien thong dong gop lon giup Viet Nam tang 15 bac ve Chinh phu dien tu


No luc o ca 3 tru cot ha tang vien thong, nguon nhan luc, dich vu cong truc tuyen da giup Viet Nam tang 15 bac ve xep hang Chinh phu dien tu. Trong do, thanh cong ve cung co ha tang vien thong co dong gop lon hon ca.

Hạ tầng viễn thông đóng góp lớn giúp Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

Nỗ lực ở cả 3 trụ cột hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, dịch vụ công trực tuyến đã giúp Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử. Trong đó, thành công về củng cố hạ tầng viễn thông có đóng góp lớn hơn cả.
Hạ tầng viễn thông đóng góp lớn giúp Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: