Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Smartphone có thể thực hiện hàng triệu phép tính mỗi giây, chơi được game 3D với đồ hoạ mãn nhãn, truy xuất thông tin đến các mạng lưới toàn cầu, thậm chí chụp ảnh đẹp như DSLR. Nhưng các điện thoại cục gạch như của Nokia vẫn được sản xuất.


Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Câu hỏi đặt ra là: ai mua chúng, và tại sao họ lại mua?


Lược sử về điện thoại cục gạch


Trong phần lớn những năm 1990 và 2000, thế giới di động chia thành hai nhóm: điện thoại và những thứ khác. Điện thoại là những thứ được sản xuất đại trà, mang lại niềm vui cho mọi người khi sử dụng, nhưng chúng vẫn chưa phải là những thiết bị tinh vi. Chúng có thể thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn. Những chiếc điện thoại cục gạch điển hình có thể kể đến Nokia 3310 và Motorola StarTAC.


Càng về sau, nhiều tính năng khác bắt đầu xuất hiện, như nhắn tin video và ảnh, cũng như khả năng duyệt web cơ bản thông qua những công nghệ như WAP (Wireless Application Protocol). Tuy nhiên, giá các gói cước dữ liệu khá cao, cộng với chất lượng dịch vụ tương đối nghèo nàn đã làm hạn chế đáng kể sức hút của những tính năng đó. Hầu hết mọi người tiếp tục sử dụng chiếc điện thoại của họ chủ yếu vào việc liên lạc.


"Những thứ khác" là nhóm thú vị hơn nhiều. Nó bao gồm những thiết bị trông như laptop bỏ tui, như Psion Series 5, Nokia Communicator, và các thiết bị BlackBerry. Sau này, những công cụ màn hình cảm ứng tương tự các smartphone hiện đại xuất hiện, bao gồm các mẫu PDA có khả năng gọi điện thoại từ HP (bán ra dưới nhãn hiệu iPaq) và Palm.


Sau năm 2000, thị trường điện thoại cục gạch bắt đầu có sự chuyển hướng để trở nên tương đồng với những người anh em tinh vi hơn (và đắt đỏ hơn) của mình.


Các thiết bị như LG Renoir ra mắt năm 2018 đã loại bỏ bàn phím T9 và thay bằng màn hình cảm ứng lớn (nhưng là loại màn hình điện trở với chất lượng khá thấp).


Tại Anh, nhà mạng Three bán ra một chiếc điện thoại tích hợp khả năng gọi Skype. Trong khi đó, Motorola Rokr thì mang lại khả năng chơi nhạc MP3, kết hợp chức năng của một chiếc điện thoại di động với iPad.


Ngoài ra còn có một số mẫu điện thoại khá lạ mắt, như Nokia N-Gage và LG enV. Đó quả là một thời kỳ thú vị, với rất nhiều mẫu điện thoại đa dạng về kiểu dáng và tính năng. Nhưng chẳng bao lâu sau, người ta nhận ra rằng bữa tiệc thịnh soạn đó không thể kéo dài mãi mãi.


Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Đến cuối thập niên 2000, thị trường smartphone đã tăng trưởng mạnh, chủ yếu bởi chúng trở nên rẻ hơn, và các công ty đã thay đổi được quan niệm của công chúng rằng smartphone chỉ dành cho giới kinh doanh.


BlackBerry là ví dụ điển hình nhất của điều này. Các mẫu điện thoại bàn phím QWERTY của hãng đã đi từ văn phòng ra đường phố nhờ một số dòng máy giá rẻ, như BlackBerry Curve. Và rồi iPhone xuất hiện vào năm 2007, cùng chiếc điện thoại Android đầu tiên (HTC Dream) lên kệ một năm sau đó.


Giá các gói cước dữ liệu cũng giảm xuống, các nhà mạng đều đặn tung ra những đợt khuyến mãi khá hào phóng. Đó là thời điểm hầu hết mọi người bắt đầu "nhảy thuyền". Đến quý II/2013, doanh số smartphone đã chính thức vượt mặt điện thoại cục gạch.


Điện thoại cục gạch ở năm 2020


Sẽ là không chính xác (hoặc không công bằng) khi nói rằng điện thoại cục gạch đã biến mất hoàn toàn. Chúng không chỉ sống tốt, mà còn tiếp tục tiến hoá. Chúng vẫn rất phổ biến ở các khu vực như vùng châu Phi hạ Sahara, nơi thậm chí những thiết bị Android rẻ nhất cũng là quá đắt đối với nhiều người.


Trong quý II/2019, các điện thoại cục gạch chiếm đến gần 58,3% thị trường, nhưng đây là một con số đã được giảm bớt. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng có một nền kinh tế số lớn xoay quanh những thiết bị cơ bản này.


Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Ví dụ điển hình nhất là M-Pesa, có thể xem là câu trả lời của châu Phi dành cho Venmo. Được sáng lập bởi Vodafone và Safaricom vào năm 2005, dịch vụ cho phép khách hàng ở nhiều nước châu Phi - bao gồm Kenya và Tanzania - gửi và nhận tiền qua SMS.


Ở phương Tây, điện thoại cục gạch là ở một vị thế khác trên thị trường. Chúng thường là lựa chọn phổ biến đối với những người lớn tuổi, ít sành sỏi công nghệ. Một công ty tên Doro nắm giữ thị trường này với dòng điện thoại cục gạch có nút bấm lớn và loa thoại to. Chiếc Alcatel Go Flip 3 có chức năng tương tự, nhưng hiện đại hơn đôi chút.


Ngoài ra, điện thoại cục gạch sống tốt còn nhờ yếu tố "hoài cổ". Nhiều điện thoại cục gạch hiện đại đơn giản là những phiên bản làm lại của các thiết bị ngày trước. Nokia là một hãng nổi tiếng với điều này, khi họ liên tục tung ra các phiên bản hiện đại hoá của 3310, 8110 và 5310. Chúng đều là những thiết bị cơ bản, nhưng có màn hình màu, chơi nhạc được, và có một camera đơn giản.


Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Nhiều người mua điện thoại cục gạch có lẽ vì chúng mang lại cảm giác ngày xưa. Tuy nhiên, chúng còn được dùng như một điện thoại dự phòng hoặc trong những môi trường mà một chiếc smartphone có nguy cơ bị hư hỏng cao, như trong một lễ hội âm nhạc chẳng hạn.


Không thông minh, cũng chẳng cục gạch


Ngành công nghiệp di động không phải là một hệ thống nhị phân, chỉ gồm 1 hoặc 0, hiện đại hoặc cục gạch. Có những thiết bị nằm đâu đó ở lưng chừng, chạy hệ điều hành KaiOS.


Những chiếc điện thoại này thường có thiết kế giống các thiết bị từ thời tiền smartphone, và bao gồm các đặc điểm như màn hình vuông và bàn phím T9 vật lý. Tuy nhiên, chúng còn có những thứ mà bạn thường thấy trên một thiết bị hiện đại, như cửa hàng ứng dụng, trợ lý giọng nói, trình duyệt web, cập nhật OTA, và stream video.


Quan trọng hơn, chúng còn chạy được thoải mái trên hầu hết các phần cứng khá nghèo nàn - KaiOS hiện diện trên cả những thiết bị chỉ 20 USD, như MTN Smart.


KaiOS ban đầu là Firefox OS, nỗ lực của Mozilla nhằm tạo ra một hệ điều hành smartphone để cạnh tranh với Android và iOS. Khác biệt chính là nó chạy trên cả những thiết bị hạn chế nhất. Tuy nhiên, Firefox OS khá đoản mệnh, bị Mozilla chấm dứt vào đầu năm 2017 vì những khó khăn trong việc thu hút nhà phát triển và người dùng.


Đó không phải là đoạn kết của câu chuyện. Cộng đồng nhanh chóng vực dậy hệ điều hành này, rẽ nhánh mã nguồn của nó sang một dự án mới gọi là B2G OS (Boot 2 Gecko), mà sau này đã tạo ra nền tảng cơ bản của Kai OS.


Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Vào tháng 5/2019, KaiOS công bố đã đạt cột mốc 100 triệu thiết bị. Con số này hiện nay chắc chắn còn cao hơn nữa, đặc biệt khi chi phí dành cho mua sắm di động ngày một giảm đi ở những thị trường như Ấn Độ. Kết quả là, KaiOS đang nhanh chóng thu hút sự chú ý từ các nhà phát triển, bao gồm Google và Facebook.


Tương lai của điện thoại cục gạch


Theo những dự báo dài hạn, thị trường điện thoại cục gạch không mấy khả quan. Những sản phẩm lưng chừng, như KaiOS, sẽ tiếp tục gặp khó khăn và đánh mất thị phần vốn đang sụt giảm của nó.


Và còn những yếu tố khác, như Android Go - nỗ lực của Google nhằm mang Android lên các thiết bị rẻ hơn, cấu hình yếu hơn.


Dẫu vậy, cho đến khi thị trường điện thoại cục gạch sụp đổ, các nhà sản xuất điện thoại vẫn sẽ tiếp tục cho các mẫu điện thoại cục gạch một cơ hội. Hi vọng chúng sẽ luôn chiến đấu mạnh mẽ để sinh tồn như chúng vẫn luôn như vậy!


(Theo VnReivew, HowToGeek)









Nam 2020 roi, tai sao dien thoai cuc gach van ban chay?


Smartphone co the thuc hien hang trieu phep tinh moi giay, choi duoc game 3D voi do hoa man nhan, truy xuat thong tin den cac mang luoi toan cau, tham chi chup anh dep nhu DSLR. Nhung cac dien thoai cuc gach nhu cua Nokia van duoc san xuat.

Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?

Smartphone có thể thực hiện hàng triệu phép tính mỗi giây, chơi được game 3D với đồ hoạ mãn nhãn, truy xuất thông tin đến các mạng lưới toàn cầu, thậm chí chụp ảnh đẹp như DSLR. Nhưng các điện thoại cục gạch như của Nokia vẫn được sản xuất.
Năm 2020 rồi, tại sao điện thoại cục gạch vẫn bán chạy?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: