Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?

Bộ phim King Kong (1933) đã ghi dấu ấn trong lịch sử điện ảnh với hiệu ứng đặc biệt đột phá và cốt truyện hấp dẫn, làm say mê khán giả ngay từ khi ra mắt. Dù đã trải qua hơn chín thập kỷ, bộ phim vẫn là một tác phẩm kinh điển, không chỉ nhờ vào câu chuyện về con vượn khổng lồ mà còn nhờ vào những sáng tạo kỹ thuật đáng kinh ngạc mà nó mang lại.


Cốt truyện hấp dẫn và diễn xuất nổi bật

King Kong (1933) kể về câu chuyện của Kong, một con vượn khổng lồ sinh sống trên Đảo Đầu lâu, say mê một người phụ nữ trẻ xinh đẹp tên Ann Darrow, do Fay Wray thủ vai. Nhân vật Ann bị dâng lên cho Kong như một vật hiến tế, và từ đó, một chuỗi các sự kiện đầy căng thẳng bắt đầu xảy ra. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Fay Wray, Robert Armstrong và Bruce Cabot.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 1.


Bộ phim được công chiếu lần đầu tại New York vào ngày 2 tháng 3 năm 1933 và nhận được những đánh giá tích cực. Các nhà phê bình hết lời khen ngợi hiệu ứng đặc biệt tiên phong và âm nhạc đầy mê hoặc của bộ phim. Đến năm 1991, King Kong được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ công nhận là "có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ", chính thức đưa bộ phim trở thành một cột mốc trong lịch sử điện ảnh.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 2.


Những đột phá về hiệu ứng đặc biệt

Bộ phim được nhớ đến nhiều nhất nhờ những kỹ thuật hiệu ứng đặc biệt tiên phong vào thời điểm chưa có công nghệ kỹ thuật số. Đạo diễn hiệu ứng Willis H. O'Brien, cùng trợ lý Buzz Gibson, đã sử dụng hoạt hình stop-motion để tạo ra các sinh vật thời tiền sử trên Đảo Đầu lâu. Những cảnh quay stop-motion đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng khung hình. Bất kỳ sai sót nào, dù nhỏ nhất, cũng có thể làm hỏng tính liên tục của chuyển động, đòi hỏi họ phải sử dụng thiết bị gọi là máy đo bề mặt để đảm bảo sự nhất quán. Một trong những cảnh đáng nhớ nhất là cuộc chiến giữa Kong và một con Tyrannosaurus, mất đến bảy tuần để hoàn thành.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 3.


Hiệu ứng hình ảnh trong King Kong còn được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như vẽ mờ, chiếu phía sau và thu nhỏ. Các bối cảnh của hòn đảo khi tàu Venture lần đầu đến Đảo Đầu lâu được thực hiện bằng cách sử dụng các bức tranh thủy tinh, sau đó được ghép với các yếu tố như chim bay và các cảnh quay live-action để tạo ra khung cảnh liền mạch. Những cảnh rừng rậm được thực hiện bằng mô hình thu nhỏ kết hợp với nền được vẽ trên nhiều lớp kính để tạo ảo giác về độ sâu và rậm rạp của rừng.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 4.


Sự sáng tạo trong việc kết hợp hoạt hình stop-motion và diễn viên thực

Việc kết hợp diễn viên thất với hoạt hình stop-motion là một thử thách rất lớn trong thời gian đó. Các nhà làm phim đã sử dụng hai quy trình chính: Quy trình Dunning và Quy trình Williams. Quy trình Dunning, được phát minh bởi nhà quay phim Carroll H. Dunning, sử dụng ánh sáng xanh và vàng để kết hợp hình ảnh của các diễn viên với hoạt hình stop-motion. Kỹ thuật này được sử dụng cho những cảnh đỉnh cao như khi Kong chiến đấu trên đỉnh Tòa nhà Empire State.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 5.

King Kong năm 1933 là một tác phẩm kinh điển của stop motion, được nhiều người coi là thành tựu tiên phong của loại hình nghệ thuật này.


Trong khi đó, quy trình Williams, được phát triển bởi Frank D. Williams, sử dụng một máy in quang học để kết hợp nhiều dải phim thành một hình ảnh duy nhất, phù hợp cho các cảnh quay rộng hơn. Kỹ thuật này được sử dụng trong các cảnh như Kong lắc thủy thủ ra khỏi một khúc gỗ hoặc đẩy cửa mở.


Ngoài ra, một kỹ thuật khác cũng được sử dụng rộng rãi trong King Kong là chiếu màn hình phía sau, nơi các cảnh hoạt hình stop-motion được quay trước, sau đó chiếu lên màn hình mờ đặt phía sau các diễn viên. Trong một cảnh nổi tiếng, Fay Wray đã phải diễn xuất trong suốt 22 giờ liên tục, phản ứng với cảnh Kong chiến đấu được chiếu phía sau cô, tạo ra một màn trình diễn chân thực đến mức cô bị đau nhức về thể chất trong nhiều ngày sau buổi quay.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 6.


Những mô hình kích thước thật và khẳng định về tính nguyên bản

Bên cạnh hoạt hình stop-motion, các nhà làm phim cũng sử dụng mô hình kích thước thật của đầu và vai của Kong cho một số cảnh quay cận cảnh. Các chi tiết này được điều khiển bằng tay để tạo ra các chuyển động mắt và miệng chân thực, tạo nên những cảnh quay mượt mà và đầy cảm xúc, khác hẳn với sự giật cục của hoạt hình stop-motion.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 7.


Trong nhiều năm qua, đã có tin đồn về việc một số cảnh của Kong được thực hiện bởi một diễn viên trong bộ đồ khỉ. Tuy nhiên, các nhà sử học điện ảnh đã khẳng định rằng tất cả các cảnh có Kong đều được tạo ra bằng mô hình hoạt hình, ngoại trừ một số cận cảnh sử dụng mô hình cơ học kích thước thật.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 8.


Di sản của King Kong trong lịch sử điện ảnh

King Kong (1933) không chỉ là một bộ phim kinh dị kinh diển mà còn là một kiệt tác về mặt kỹ thuật, đặt nền móng cho các bộ phim sử dụng hiệu ứng đặc biệt sau này. Những kỹ thuật như hoạt hình stop-motion, chiếu phía sau và mô hình thu nhỏ được sử dụng trong phim đã trở thành cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà làm phim sau đó.


Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?- Ảnh 9.


Với sự công nhận từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và sự kính trọng từ cộng đồng điện ảnh, King Kong (1933) đã khẳng định vị trí của mình như một trong những bộ phim có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Di sản của nó tiếp tục sống mãi, không chỉ trong trí nhớ của khán giả mà còn trong các tác phẩm điện ảnh và nghệ thuật sau này.


Tham khảo: Rarehistoricalphotos; Vox; Inverse


Đức Khương


Lấy link







Bo phim King Kong nam 1933 da duoc tao ra nhu the nao khi chua co cong nghe ky thuat so?


Bo phim King Kong (1933) da ghi dau an trong lich su dien anh voi hieu ung dac biet dot pha va cot truyen hap dan, lam say me khan gia ngay tu khi ra mat. Du da trai qua hon chin thap ky, bo phim van la mot tac pham kinh dien, khong chi nho vao cau chuyen ve con vuon khong lo ma con nho vao nhung sang tao ky thuat dang kinh ngac ma no mang lai.

Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?

Bộ phim King Kong (1933) đã ghi dấu ấn trong lịch sử điện ảnh với hiệu ứng đặc biệt đột phá và cốt truyện hấp dẫn, làm say mê khán giả ngay từ khi ra mắt. Dù đã trải qua hơn chín thập kỷ, bộ phim vẫn là một tác phẩm kinh điển, không chỉ nhờ vào câu chuyện về con vượn khổng lồ mà còn nhờ vào những sáng tạo kỹ thuật đáng kinh ngạc mà nó mang lại.
Bộ phim King Kong năm 1933 đã được tạo ra như thế nào khi chưa có công nghệ kỹ thuật số?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: