Ngôi sao chết truyền tín hiệu vô tuyến tới Trái Đất

Kính viễn vọng Integral do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vận hành phát hiện chớp sóng vô tuyến (FRB) cực mạnh đến từ ngôi sao từ tên SGR 1935+2154.


Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện sao từ SGR 1935+2154 phát ra cả tín hiệu tia X và sóng vô tuyến. Phát hiện của kính viễn vọng không gian ESA, thiết bị trôi nổi ở độ cao gần 153.000 km phía trên Trái Đất để theo dõi bức xạ trong vũ trụ, là quan sát đầu tiên hé lộ quan hệ giữa sao từ và chớp sóng vô tuyến. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 27/7 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters."Chúng tôi phát hiện chớp sóng mang năng lượng cao của sao từ và tia X bằng Integral hôm 28/4", trưởng nhóm nghiên cứu Sandro Mereghetti ở Viện Vật lý thiên văn (INAF–IASF) tại Milan, Italy, cho biết. "Đây thực sự là một phát hiện quan trọng, giúp hé lộ nguồn gốc của hiện tượng bí ẩn này".Sao từ là xác sao với từ trường mạnh bậc nhất trong vũ trụ. Chúng là một loại sao neutron, phần lõi sụp đổ của những ngôi sao khổng lồ với khối lượng bằng Mặt Trời nhưng kích thước chỉ nhỏ bằng một thành phố. Khi sao từ hoạt động, chúng có thể sản sinh những xung bức xạ năng lượng cao cực ngắn. Những xung này thường kéo dài chưa tới một giây nhưng sáng gấp hàng tỷ lần Mặt Trời.Cách đây 6 năm, giới nghiên cứu phát hiện SGR 1935+2154 cách ở Vulpecula, chòm sao phát sáng yếu ớt trong dải Ngân Hà cách Trái Đất khoảng 30.000 năm ánh sáng. Vào cuối tháng 4/2020, SGR 1935+2154, phát ra hàng loạt chớp sóng vô tuyến."Integral tự động báo động cho các đài thiên văn trên khắp thế giới về phát hiện chỉ trong vài giây", Mereghetti chia sẻ. "Điều này cho phép cộng đồng khoa học hành động nhanh chóng và khám khá nguồn phát chớp sóng vô tuyến chi tiết hơn. Chúng tôi chưa bao giờ quan sát chớp sóng vô tuyến từ sao từ trước đây".Những nhà thiên văn học phát hiện một chớp sóng vô tuyến ngắn cực sáng từ hướng của SGR 1935+2154 thông qua kính viễn vọng vô tuyến CHIME ở Canada vào cùng ngày. Máy ảnh IBIS của Integral giúp nhóm nghiên cứu xác định chính xác nguồn gốc chớp sóng, theo đồng tác giả nghiên cứu Volodymyr Savchenko ở Đại học Geneva, Thụy Sĩ.Được phát hiện lần đầu tiên năm 2007, chớp sóng vô tuyến là một trong những bí ẩn lớn nhất chưa có lời giải trong lĩnh vực thiên văn và giới nghiên cứu vẫn chưa biết rõ bản chất của chúng. Chúng chỉ kéo dài vài mili giây trước khi biến mất và hiếm khi xuất hiện trở lại, khiến các nhà nghiên cứu bối rối suốt nhiều năm.Phát hiện của nhóm nghiên cứu ở ESA củng cố giả thuyết chớp sóng vô tuyến phát ra từ sao từ. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh chớp sóng từ những vật thể có từ tính cao có thể quan sát được ở bước sóng vô tuyến. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân tạo ra tín hiệu FRB hồi tháng 4.An Khang (Theo Phys.org)







Ngoi sao chet truyen tin hieu vo tuyen toi Trai Dat


Kinh vien vong Integral do Co quan Vu tru chau Au (ESA) van hanh phat hien chop song vo tuyen (FRB) cuc manh den tu ngoi sao tu ten SGR 1935+2154.

Ngôi sao chết truyền tín hiệu vô tuyến tới Trái Đất

Kính viễn vọng Integral do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vận hành phát hiện chớp sóng vô tuyến (FRB) cực mạnh đến từ ngôi sao từ tên SGR 1935+2154.
Ngôi sao chết truyền tín hiệu vô tuyến tới Trái Đất
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: