Bậc cao niên Bắc Giang bắt nhịp công nghệ số

Bắt nhịp trong thời đại số, nhiều người cao tuổi (NCT) đã tích cực tìm hiểu, sử dụng thiết bị công nghệ. Nhờ vậy, các cụ dễ dàng kết nối với con cháu, bạn bè, cập nhật thông tin thời sự, xã hội, y tế.


Bắt nhịp trong thời đại số, nhiều người cao tuổi (NCT) đã tích cực tìm hiểu, sử dụng thiết bị công nghệ. Nhờ vậy, các cụ dễ dàng kết nối với con cháu, bạn bè, cập nhật thông tin thời sự, xã hội, y tế giúp làm phong phú thêm đời sống tinh thần, duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.


Bà Nguyễn Thị Bằng (77 tuổi), ở tổ dân phố Văn Tiến 1, thị trấn Nhã Nam (Tân Yên) đã sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) khoảng 10 năm nay. Nhờ thiết bị di động có kết nối Internet, bà Bằng dễ dàng liên lạc với bạn bè, con cháu, đọc báo, nghe nhạc, xem lại các chương trình đã phát trên ti vi.


Dù tuổi cao song bà Bằng vẫn duy trì việc kinh doanh mật ong và đồ dùng nuôi ong. Bà thường xuyên cập nhật, đăng tải những hình ảnh nuôi ong của gia đình; giới thiệu những mặt hàng mới lên trang facebook cá nhân. Để thuận lợi cho đôi bên, bà chủ còn mở tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến.


bac giang.jpg
Bà Nguyễn Thị Bằng (áo tím) cùng hội viên NCT trao đổi về tin tức trên mạng xã hội.


Đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng Chi hội NCT tổ dân phố Văn Tiến 1, bà Bằng phát huy thế mạnh biết sử dụng công nghệ, tạo nhóm Zalo để các hội viên cùng trao đổi tin tức, lịch sinh hoạt. Hầu hết hội viên đều dùng điện thoại thông minh.


Nhờ làm quen với công nghệ, mạng xã hội, nhiều NCT hiểu hơn về lối sống, suy nghĩ, cách ăn mặc của thế hệ trẻ; nhờ vậy gần gũi hơn trong mỗi cuộc trò chuyện với con cháu.


Đồng thời, biết cập nhật tin tức mới nhất trong nước, quốc tế qua các trang báo điện tử, mạng xã hội. “Tôi luôn nhắc nhở hội viên nên tìm đọc tin tức ở những trang thông tin chính thống. Những thông tin xấu, độc, chưa được kiểm chứng thì không nên tin, bình luận và chia sẻ”, bà Bằng cho biết.


Với bà Nguyễn Thị Lợi (68 tuổi), sống ở tổ 2A, phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang), việc sử dụng điện thoại thông minh mới bắt đầu gần 2 năm nay.


Do con cháu ở xa, không thường xuyên về thăm nhà nên sau nhiều lần chần chừ, bà Lợi cũng đã chuyển từ điện thoại "cục gạch" ít chức năng sang điện thoại thông minh để có thể gọi điện bằng hình ảnh, trò chuyện với con cháu qua zalo, messenger.


Bà Lợi chia sẻ: “Tôi tuổi cũng lớn, mắt mờ, trí nhớ kém nên rất ngại thay đổi. Lúc đầu dùng điện thoại mới, tôi chưa thành thạo các thao tác, thậm chí còn gọi nhầm hoặc vô tình chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội mà không biết.


Được sự động viên, hướng dẫn của các con, các cháu, bây giờ tôi đã thao tác thành thục hơn; thường xem các công thức dạy nấu ăn ngon, mẹo vặt gia đình trên Youtube”.


E ngại tiếp cận, sử dụng thiết bị công nghệ là tâm lý chung của nhiều NCT. Xuất phát từ hạn chế sức khỏe, mắt kém, tay chân chậm, khả năng tiếp thu giảm khiến một bộ phận người lớn tuổi tự hạn chế chính mình trước một phương thức thuận tiện để giải trí, tiếp nhận thông tin nhằm nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần.


Để đáp ứng nhu cầu của NCT, giải quyết những khó khăn cho nhóm khách hàng này khi sử dụng thiết bị công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh, anh Nguyễn Văn Nam nhân viên bán hàng tại cửa hàng Thế giới di động (đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) nói: “Hiện nay, trên thị trường, hầu hết điện thoại thông minh đều có thể cài đặt cỡ chữ, âm lượng, tích hợp tính năng tìm kiếm giọng nói phù hợp với người dùng lớn tuổi. Cùng đó, nhà sản xuất cũng hạn chế quyền tải những ứng dụng không cần thiết để NCT không bị rối mắt khi sử dụng. Những chiếc điện thoại thông minh trong tầm giá từ 3 đến 7 triệu đồng đã hoàn toàn giải quyết được nhu cầu lướt web, nghe nhạc, giải trí, nghe gọi, đọc tin tức, sử dụng mạng xã hội”.


Toàn tỉnh hiện có gần 312 nghìn hội viên cao tuổi, tham gia sinh hoạt ở 209 hội cơ sở, chiếm 15,6% dân số. Theo ông Nguyễn Bá Thục, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT tỉnh, dù chưa có thống kê cụ thể, song tỷ lệ NCT biết sử dụng thiết bị công nghệ không nhỏ.


Nhiều hội viên sử dụng thành thạo điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, máy vi tính để trau dồi kiến thức, ứng dụng công nghệ số trong thanh toán trực tuyến, trao đổi, mua bán, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân trực tuyến, đăng ký hóa đơn điện tử, trao đổi thông tin qua nhóm zalo, facebook, gmail.


Với những người chưa quen dùng, nếu được con cháu tận tình hướng dẫn chắc chắn ai cũng vượt qua e ngại, sử dụng thành thạo. Nhưng hiện nay, một bộ phận NCT sống ở các vùng nông thôn, khu vực miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện để mua sắm thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh.


Nhìn chung, phần lớn NCT hiện nay đang cố gắng sử dụng thiết bị công nghệ và mạng Internet để cải thiện chất lượng cuộc sống, phần nào bắt kịp xu hướng hiện đại. Tuy nhiên, cũng như các lứa tuổi khác, NCT cần cẩn trọng khi lựa chọn, khai thác thông tin trên mạng xã hội, cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của đối tượng xấu.


Hơn hết, chỉ nên khai thác các tính năng, ứng dụng giải trí của điện thoại thông minh có giới hạn để bảo đảm sức khỏe. Người trẻ, các thế hệ con, cháu của NCT trong mỗi gia đình nên quan tâm hướng dẫn hỗ trợ các cụ cách sử dụng an toàn, khuyến cáo thường xuyên về những mặt trái, những tác động không mong muốn khi khai thác các tính năng của điện thoại thông minh.


Theo Thu Thủy (Báo Bắc Giang)









Bac cao nien Bac Giang bat nhip cong nghe so


Bat nhip trong thoi dai so, nhieu nguoi cao tuoi (NCT) da tich cuc tim hieu, su dung thiet bi cong nghe. Nho vay, cac cu de dang ket noi voi con chau, ban be, cap nhat thong tin thoi su, xa hoi, y te.

Bậc cao niên Bắc Giang bắt nhịp công nghệ số

Bắt nhịp trong thời đại số, nhiều người cao tuổi (NCT) đã tích cực tìm hiểu, sử dụng thiết bị công nghệ. Nhờ vậy, các cụ dễ dàng kết nối với con cháu, bạn bè, cập nhật thông tin thời sự, xã hội, y tế.
Bậc cao niên Bắc Giang bắt nhịp công nghệ số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: