Chàng trai 'gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ' thách thức Elon Musk: Bỏ dở đại học, từng làm ở công ty máy rửa bát và hiện là CEO công ty 3,5 tỷ USD

Thời còn trẻ, trong thời gian rảnh rỗi, Beck được cho là "gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ", từ xe đạp tới thậm chí cả giày trượt patin.



    Cho tới thời điểm này, không thể phủ nhận việc Elon Musk đang là người thống trị không gian với SpaceX. Tuy nhiên, một trong những đối thủ lớn nhất của ông nghĩ rằng hiện thực này sắp thay đổi.


    Peter Beck, người sáng lập Rocket Lab vốn rất kín tiếng. Anh cũng có xuất phát điểm khác xa so với các giám đốc điều hành của một công ty trị giá hàng tỷ USD.


    Là người gốc New Zealand, Beck không học đại học và đã dành thời gian làm việc tại một nhà sản xuất máy rửa chén trước khi thành lập công ty tên lửa Rocket Lab, hiện có vốn hóa thị trường là 3,5 tỷ USD.


    Thời còn trẻ, trong thời gian rảnh rỗi, Beck được cho là "gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ", từ xe đạp tới thậm chí cả giày trượt patin chạy bằng tên lửa.


    "Kế hoạch ban đầu là đi làm cho NASA. Nhưng tôi đã sớm nhận ra rằng một công dân nước ngoài không có bằng đại học sẽ rất khó có thể đảm nhiệm bất kỳ vị trí nào tại NASA", Beck chia sẻ trong cuộc trò chuyện gần đây với Business Insider.


    "Ngay cả khi vào NASA làm thì tôi cũng không thể thấy một cá nhân nào trong tổ chức đó tạo ra bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào", anh nói thêm.


    ĐỐI ĐẦU ELON MUSK

    Giờ đây, Beck đã xây dựng Rocket Lab thành một trong những công ty vũ trụ nổi tiếng nhất thế giới, chỉ sau SpaceX về số lần phóng tên lửa thương mại mà công ty này thực hiện.


    Tên lửa Electron quy mô nhỏ của công ty đã kỷ niệm lần phóng thứ 50 vào đầu năm nay. Một tên lửa mới, lớn hơn có tên là Neutron, dự kiến sẽ được phóng vào giữa năm 2025.


    Beck mô tả Neutron là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Giống như Falcon, Neutron sẽ có thể tái sử dụng một phần và nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa lên quỹ đạo với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với tên lửa truyền thống.


    "Neutron thực sự quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, chúng tôi cần cân bằng thị trường bằng với Falcon 9, nhưng chúng tôi cũng cần một phương tiện riêng để phóng vệ tinh của riêng mình và đưa thiết bị của chúng tôi lên quỹ đạo", Beck cho biết.


    SpaceX, công ty thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa hơn bất kỳ công ty hay quốc gia nào khác, có tầm ảnh hưởng lớn hơn phần còn lại của ngành công nghiệp vũ trụ - và quy mô lớn của công ty đôi khi cũng gây ra sự căng thẳng với các đối thủ. Beck nói với tờ The New York Times vào tháng 5 rằng SpaceX đã đặt một số mức giá phóng thấp hơn mức mà họ sẽ trả để làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh mới nổi. Dĩ nhiên, phía SpaceX phủ nhận cáo buộc này.


    SpaceX đã không trả lời yêu cầu bình luận.


    Chàng trai 'gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ' thách thức Elon Musk: Bỏ dở đại học, từng làm ở công ty máy rửa bát và hiện là CEO công ty 3,5 tỷ USD- Ảnh 1.


    Phát biểu với BI, Beck cho biết "sự độc quyền" của SpaceX không phải là ngẫu nhiên, nhưng anh ghi nhận chính Musk đã thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.


    "Họ rất giỏi chế tạo tên lửa và họ cũng là những doanh nhân rất giỏi", Beck nói nói.


    "Tôi nghĩ có lẽ sẽ có một số hoạt động đáng ngờ ở bên trong SpaceX, nhưng suy cho cùng thì đây là kinh doanh. Bạn chỉ có thể hoặc là cạnh tranh hoặc là chết, và những vấn đề đó cũng chẳng sao cả. Tình huống như vậy chắc chắn sẽ càng thúc đẩy chúng tôi, và nếu Falcon không quá thống trị, chúng tôi thậm chí có thể sẽ không cân nhắc đến việc chế tạo Neutron", Beck nói thêm.


    Tuy nhiên, CEO của Rocket Lab tin rằng việc bổ sung một tên lửa có thể cạnh tranh với Falcon 9 của SpaceX sẽ cung cấp các lựa chọn có giá trị cho các doanh nghiệp - đặc biệt là những doanh nghiệp đang xây dựng đối thủ cạnh tranh với dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX nhưng vẫn phải dựa vào chính SpaceX để đưa vệ tinh của họ vào quỹ đạo.


    "Có một số khách hàng đang xây dựng các nền tảng cạnh tranh với Starlink và bạn thấy đấy, đó là một tình huống khá khó xử", Beck nói.


    Amazon, công ty đang xây dựng một mạng lưới internet vệ tinh đối thủ có tên là Dự án Kuiper, đã đạt được một thỏa thuận vào năm ngoái để sử dụng tên lửa SpaceX để đưa một số vệ tinh của mình vào quỹ đạo.


    CUỘC ĐUA KHÔNG GIAN MỚI

    Beck hoài nghi hơn về một số kế hoạch hoành tráng của Elon Musk dành cho SpaceX. Tỷ phú này thường xuyên thảo luận về ý định sử dụng Starship, tên lửa khổng lồ mới nhất của công ty, để thuộc địa hóa sao Hỏa.


    Vào tháng 7, tờ New York Times đưa tin - trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này - rằng các nhân viên của SpaceX đã được chỉ đạo lập kế hoạch cho một thành phố trên sao Hỏa. Musk cũng được cho là đã gợi ý rằng có tới một triệu người có thể sống trên hành tinh này trong vòng 20 năm tới.


    Beck cho biết một nỗ lực như vậy sẽ cần "hàng chục nghìn" tên lửa Starship và bày tỏ sự nghi ngờ về giá trị của một kế hoạch như vậy. "Liệu có thị trường cho việc lên sao Hỏa không? Tôi không biết", anh nói.


    "Elon muốn đến sao Hỏa vì lý do riêng của anh ấy, nhưng tôi tập trung vào việc xây dựng một công ty vũ trụ bền vững và có lợi nhuận. Vì vậy, quan điểm của tôi về thế giới có một chút khác biệt. Tôi không muốn để lại dấu chân trên sao Hỏa", Beck nói.


    Bất chấp sự thành công của các công ty thương mại như SpaceX và Rocket Lab trong những năm gần đây, ngành công nghiệp vũ trụ vẫn nổi tiếng là khó thâm nhập. Bằng chứng là các công ty lớn như Virgin Orbit do Richard Branson hậu thuẫn đang sụp đổ.


    Beck cho biết thử thách cuối cùng của một công ty vũ trụ là có thể "đặt một thứ gì đó hoạt động trên bệ phóng".


    Anh chỉ ra sự trỗi dậy của Rocket Lab như một bằng chứng cho thấy không gian, trước đây là lĩnh vực của các chính phủ lớn và các nhà thầu quốc phòng lớn, giờ đây đã có thể dành cho các công ty nhỏ hơn và các công ty khởi nghiệp.


    Anh cho biết: "Thực tế là ngành công nghiệp vũ trụ từng chỉ là một lĩnh vực hoàn toàn do chính phủ thống trị, nơi các công ty quốc phòng lớn sẽ thâu tóm các hợp đồng khác nhau đã kết thúc".


    Anh nói thêm: "Trong 10 năm qua, chúng ta thực sự đã chứng kiến sự dân chủ hóa của không gian".


    Theo: BI


    Lấy link







    Chang trai 'gan dong co ten lua vao moi thu' thach thuc Elon Musk: Bo do dai hoc, tung lam o cong ty may rua bat va hien la CEO cong ty 3,5 ty USD


    Thoi con tre, trong thoi gian ranh roi, Beck duoc cho la "gan dong co ten lua vao moi thu", tu xe dap toi tham chi ca giay truot patin.

    Chàng trai 'gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ' thách thức Elon Musk: Bỏ dở đại học, từng làm ở công ty máy rửa bát và hiện là CEO công ty 3,5 tỷ USD

    Thời còn trẻ, trong thời gian rảnh rỗi, Beck được cho là "gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ", từ xe đạp tới thậm chí cả giày trượt patin.
    Chàng trai 'gắn động cơ tên lửa vào mọi thứ' thách thức Elon Musk: Bỏ dở đại học, từng làm ở công ty máy rửa bát và hiện là CEO công ty 3,5 tỷ USD
    www.tincongnghe.net
    Giới thiệu cho bạn bè
    • gplus
    • pinterest

    Bình luận

    Đăng bình luận

    Đánh giá: