Cao Bằng: Hiệu quả từ thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36, hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư đồng bộ; hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển đến tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, đến hầu hết các khu vực biên giới.


Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động, nghị quyết về xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch để thể chế hóa các nội dung của nghị quyết. Các sở, ban, ngành, địa phương nghiêm túc, quyết liệt triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư đồng bộ; hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển đến tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, đến hầu hết các khu vực biên giới; 100% UBND cấp huyện, cấp xã được kết nối Internet băng rộng cố định cáp quang và băng rộng di động 3G, 4G; 30% xã có đài truyền thanh; 2 huyện được trang bị cụm thông tin điện tử với màn hình LED cỡ lớn phục vụ công tác tuyên truyền tại biên giới (Trùng Khánh, Quảng Hòa); 100% huyện, xã có đường thư bưu chính.


Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85,1%; số lượng hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang đạt 48,24%. Toàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, phát triển 1.136 vị trí trạm BTS (trong đó có 806 trạm 2G, 939 trạm 3G, 1071 trạm 4G).


Doanh nghiệp, người dân tiếp cận CNTT, sử dụng Internet ngày càng tăng, việc khai thác thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại điện tử và đời sống sinh hoạt đã trở thành nhu cầu thiết yếu.


Cơ quan nhà nước tỉnh đẩy mạnh triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được đầu tư xây dựng; dữ liệu số đang từng bước được xây dựng, phát triển phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân.


Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong 8 ngành, lĩnh vực quan trọng. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh được triển khai, hoạt động ổn định, đã kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu quốc gia đáp ứng sẵn sàng khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối và giám sát bởi hệ thống giám sát của Cục Bưu điện Trung ương đến 100% UBND cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh.


Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.
Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ trao đổi văn bản và xử lý công việc, kết nối liên thông 4 cấp (từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã) tại 100% cơ quan hành chính nhà nước.


Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh hoạt động ổn định, phục vụ 4.656 tài khoản người dùng. Chữ ký số chuyên dùng của cá nhân, cơ quan, đơn vị hoạt động ổn định. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai kết nối 4 cấp (từ Trung ương đến cấp xã) với 22 điểm cầu UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, 10 điểm cầu cấp huyện, 161 điểm cấp xã.


Các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp được chú trọng; cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp cơ bản đầy đủ các thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định.


Đến tháng 4/2024, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đang cung cấp 1.551 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần (trong đó 379 dịch vụ công trực tuyến một phần, 1.172 dịch vụ công trực tuyến toàn trình).


Nền tảng công dân số tỉnh; nền tảng phân tích, tổng hợp dữ liệu tỉnh; nền tảng điện toán đám mây thiết lập Trung tâm dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số tỉnh đang được triển khai.


Các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Triển khai sử dụng nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu xử lý sự cố có địa chỉ https://Irlab.vn theo hướng dẫn của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông.


Hệ thống giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC) được triển khai để giám sát, phát hiện và cảnh báo sớm, kịp thời các nguy cơ tấn công mạng cho máy tính tại các cơ quan, đơn vị, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).


Đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ, phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ; thẩm định, phê duyệt cấp độ an toàn cho 8 hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.


Nguồn nhân lực thực hiện công tác CNTT ngày càng được củng cố. Các cơ quan, đơn vị quan tâm bố trí nhân lực, phân công công chức, viên chức phụ trách công tác ứng dụng CNTT; thường xuyên đăng ký cử nhân sự tham gia tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng cuối theo chương trình của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh hằng năm.









Cao Bang: Hieu qua tu thuc hien Nghi quyet so 36 cua Bo Chinh tri


Sau 10 nam trien khai thuc hien Nghi quyet so 36, ha tang ky thuat CNTT duoc dau tu dong bo; ha tang buu chinh, vien thong phat trien den tat ca cac xa tren dia ban tinh, den hau het cac khu vuc bien gioi.

Cao Bằng: Hiệu quả từ thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36, hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư đồng bộ; hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển đến tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, đến hầu hết các khu vực biên giới.
Cao Bằng: Hiệu quả từ thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: