Các nhà sản xuất gần đây đang ngày càng chú trọng vào máy tính bảng hơn, mang đến nhiều cải tiến, nâng cấp đánh trúng tâm lý người dùng. Huawei là 1 ví dụ với dòng Matepad 11.5s mà hãng vừa chính thức cho lên kệ ở Việt Nam.
Dòng máy này được khen ngợi vì có màn hình chất lượng cao, trang bị lớp phủ nhám li ti chống chói và tăng trải nghiệm viết vẽ. Máy cũng đi kèm sẵn bút M Pencil thế hệ 3 với chất lượng hoàn thiện tốt và tặng luôn bộ bao da bàn phím 2 mảnh cho khách hàng đặt mua sớm.
Các tính năng giải trí cũng được nhấn mạnh, điển hình là bộ 4 loa âm thanh vòm sống động cùng thiết kế mỏng nhẹ để cầm dùng không mỏi tay và viên pin dung lượng lớn, dùng được lâu.
Điểm khác biệt lớn nhất
Tuy nhiên, điểm cộng lớn nhất, khác biệt nhất của Matepad 11.5s thực ra lại ở 1 ứng dụng phần mềm này, do chính Huawei phát triển riêng, không có trên bất kì sản phẩm của thương hiệu nào khác. Ứng dụng có tên GoPaint, tạo ra để hội mê vẽ digital có thêm “đất diễn” với nhiều tính năng hay, tiện lợi, phù hợp dùng trên máy tính bảng.
Cá nhân tôi là người từng học vẽ bằng Procreate với iPad và khi trải nghiệm GoPaint thấy thực sự ấn tượng vì chất lượng 2 ứng dụng gần như tương đồng, không có nhiều khác biệt. Các ứng dụng vẽ khác dành cho máy tính bảng Android cũng tốt thật, nhưng để nói về độ tiện lợi, trải nghiệm liền mạch và các thao tác sử dụng kết hợp cả ngón tay với bút tốt như GoPaint và Procreate là rất hiếm có, chưa kể lại còn miễn phí hoàn toàn, không cần trả tiền mới được dùng.
Bộ công cụ của GoPaint gần như y hệt Procreate, chỉ thay đổi ở giao diện, ai đã dùng trên iPad rồi sẽ thấy cực kì quen thuộc.
Thực ra, trải nghiệm ngay những lần đầu, tôi đã thấy GoPaint đích thị là phiên bản Procreate dành cho Android. Gần như mọi tính năng nổi tiếng của Procreate đều có trên GoPaint, chỉ khác ở cách trình bày UI. Những công cụ như bộ cọ vẽ hàng chục kiểu khác nhau, cách undo/redo bằng ngón tay, cách thêm bớt layer, hiệu ứng hình ảnh, nét vẽ, bảng màu… đều cho trải nghiệm rất giống và vô cùng quen thuộc. Nếu đã biết dùng Procreate thì việc chuyển sang vẽ bằng GoPaint quá đơn giản.
Cảm giác viết vẽ với chiếc bút M-Pencil Gen 3 cũng rất tốt vì kết hợp phần đầu bút bằng nhựa dẻo và màn hình phủ nhám. Bình thường, các bút khác thường bị cứng, cảm giác như chọc nhựa lên mặt kính rất trơn nhưng với Matepad 11.5s thì thấy rít nhẹ, có độ ma sát giữ đầu bút không bị trượt, gần như viết bút chì trên giấy thật. Kể cả so với bút S Pen nhà Samsung thì M-Pencil với Matepad 11.5s vẫn hơn 1 bậc ở khoản này.
Những tính năng khác thì sao?
Cấu hình của Huawei Matepad 11.5s thực ra không cao, điểm benchmark chỉ ở mức trung bình. Ai thích chơi game đồ họa nặng có thể thấy chưa ưng nhưng dùng hàng ngày chắc chắn không thấy có vấn đề gì. Giao diện của HarmonyOS vẫn rất mượt mà, thao tác vuốt, kéo, đa nhiệm trơn tru ít độ trễ và còn có thể mở nhiều cửa sổ ứng dụng cùng lúc.
Lợi thế này cũng là nhờ màn hình của máy có tần số quét tận 144Hz nên làm cho mọi thao tác đều cảm giác mượt hơn bình thường. Hiệu ứng chuyển cảnh, mở đóng ứng dụng được làm chỉn chu, tạo cảm giác cao cấp đúng tầm giá của máy.
Ngoài việc cấu hình hơi kém, không hợp với hội mê game lắm thì các trải nghiệm giải trí khác của Matepad 11.5s đều cực kì tốt. Màn hình máy chỉ dùng tấm nền LCD IPS nhưng độ phân giải cao, màu sắc bắt mắt, chân thực và độ sáng cao. Lớp đèn nền cũng không bị loang lổ như các máy tính bảng giá rẻ và tầm trung trên thị trường.
Trải nghiệm xem phim trên máy thực sự xứng đáng 10/10 vì có lớp phủ chống chói tốt, kết hợp âm thanh vòm lớn, chi tiết từ bộ 4 loa. Các loa này cũng chia ra 2 cái phát âm cao, 2 cái phát âm trầm và trung nên chất lượng tốt hơn hẳn bình thường, vừa chi tiết rõ ràng vừa có lực, nghe rất sướng tai. Tính ra dùng Matepad 11.5s rồi không cần mua thêm loa di động cỡ nhỏ nữa, nghe thoải mái trong phòng khoảng 20m2.
1 điểm đáng khen nữa là dành cho bộ bao da bàn phím - hàng tặng kèm cho khách đặt mua sớm. Phụ kiện này có chất lượng gia công rất tốt, dùng nam châm để dính vào lưng máy tiện lợi và có thể tháo rời thành 2 mảnh. Khi cần dùng bàn phím thì gắn vào nhanh chóng, khi muốn tháo ra vẫn còn mặt lưng với chân đế để dùng nhiều việc khác. So với việc dùng bàn phím gắn liền mặt lưng thì đây là điểm cộng cực lớn.
Tuy nhiên, cách sử dụng bàn phím lại hơi kì cục vì nó không có nút tắt, cứ mở ra là tự động kết nối với máy, khi lật ngược lại mặt lưng không tự động khóa các phím nên dễ bị chạm nhầm. Nếu tắt tính năng NearLink để tạm ngắt kết nối với bàn phím thì chiếc bút M-Pencil cũng ngừng hoạt động luôn. Huawei nên cập nhật lại phần mềm để sửa lỗi này sớm.
Dù không quảng cáo nhiều như Samsung nhưng Huawei cũng đã có 1 số tính năng AI khá hay, ví dụ như AI Touch nhận diện vật thể trên màn hình tương tự Circle to Search, Dịch thuật văn bản theo thời gian thực…
Hai trong số các tính năng dựa vào AI tích hợp sẵn trên Matepad 11.5s.
Thiếu Google Services liệu có ổn?
Đầu tiên là bạn không thể cài ứng dụng từ Google Play Store mà thay vào đó phải tìm từ các nguồn file Apk trên internet, hoặc dùng kho ứng dụng App Gallery có sẵn trên Matepad 11.5s. Thực tế, tôi đã dùng máy vài ngày và thấy không thành vấn đề lắm vì Youtube, Drive, Docs, Maps… đều có thể truy cập phiên bản web qua trình duyệt, vẫn đăng nhập và sử dụng được hoàn toàn bình thường dù hơi lag với 1 số thao tác vì cấu hình máy không mạnh lắm.
Hầu hết các ứng dụng Android khác đều có thể cài đặt bình thường, nhưng với các game lưu dữ liệu trên Google Play Games sẽ không đồng bộ được dữ liệu. Bạn nên tìm cách đồng bộ vào tài khoản game hoặc tài khoản Facebook… rồi hãy chơi trên chiếc Matepad.
Hiện tại, Huawei Matepad 11.5s đã cho phép đặt hàng tại Việt Nam với giá từ khoảng 13.49 triệu đồng, đi kèm bút M-Pencil Gen 3 trong hộp và tặng thêm bao da bàn phím cao cấp dành cho khách hàng đặt sớm với số lượng có hạn. Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo thông tin và đặt mua qua các link phía dưới. Nếu mua luôn trong ngày 8/8 này, khả năng cao sẽ có thêm các mã giảm trên sàn TMĐT hoặc ưu đãi riêng từ các đại lý bán lẻ.
Đặt hàng Huawei Matepad 11.5s (Từ 13.490.000đ):
Lấy link