Qua đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong công tác hoàn thiện thể chế, môi trường chính sách về CĐS, góp phần thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Xác định CĐS là nhiệm vụ quan trọng, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tập trung triển khai 92 chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS năm 2024. Tính đến cuối tháng 5/2024, hoàn thành 10/20 chỉ tiêu nhiệm vụ CĐS và an toàn thông tin; hoàn thành 12/27 chỉ tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với nhiệm vụ CĐS; hoàn thành 18/22 nhiệm vụ kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh; hoàn thành 20/33 nhiệm vụ, mô hình về Đề án 06 theo Kế hoạch triển khai nhiệm vụ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” tại Hà Giang và văn bản bổ sung mô hình.
|
Lực lượng Công an hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử. |
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Thái Hòa chia sẻ: Thúc đẩy CĐS toàn diện, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các kế hoạch, quyết định, các văn bản trọng tâm chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thành phố quan tâm triển khai công tác CĐS. Các đơn vị tập trung ban hành và triển khai kế hoạch CĐS; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông đa phương tiện; tập huấn về hồ sơ cấp độ an toàn thông tin; tổ chức tọa đàm truyền thông về chính sách; diễn tập thực chiến về an toàn thông tin năm 2024.
Mặt khác, tiếp tục duy trì mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; triển khai hệ thống giám sát băng thông, tình trạng kết nối, lưu lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng đáp ứng việc kết nối cho các cơ quan trên địa bàn toàn tỉnh. Hoàn thành chuyển đổi các hệ thống thông tin dùng chung từ Trung tâm tích hợp dữ liệu cũ sang hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu mới của tỉnh. Duy trì hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý theo 4 lớp về an toàn thông tin.
Thực hiện đầu tư Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để tra cứu, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. Chỉ riêng quý II năm 2024, nền tảng LGSP của tỉnh đã gửi đi trên 9.900 văn bản; nhận về trên 26.000 văn bản; có 18/22 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối với hệ thống thông tin của tỉnh, trong đó có 10 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phát sinh giao dịch, với tổng số trên 99.200 giao dịch; 8 hệ thống đã kết nối nhưng chưa phát sinh dữ liệu. Các sở, ngành, địa phương đã đưa vào sử dụng các phân hệ: Họp không giấy tờ, hệ thống báo cáo của tỉnh, chỉ đạo điều hành thuộc dự án hệ thống điều hành thông minh của tỉnh.
Tỉnh tập trung triển khai 5 mô hình nhiệm vụ Đề án 06 có yêu cầu tích hợp với Nền tảng “Công dân số Hà Giang”; triển khai 3 mô hình nhiệm vụ Đề án 06 kết nối với Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Công tác chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu được triển khai tích cực, hiệu quả, nhất là việc hoàn thành đối soát thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện rà soát, đối soát thông tin và xác thực dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư. Hoàn thiện chức năng, tính năng và duy trì thử nghiệm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (VNPT iGate) và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Kết quả giám sát trên hệ thống EMC quý II năm 2024, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh có trên 152.800 lượt tiếp nhận, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; trên 29.650 số lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ trả kết quả theo hình thức trực tuyến 89%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến 80%.
Duy trì hoạt động hiệu quả các hệ thống thư điện tử công vụ với trên 25.400 tài khoản thư cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ, công chức có tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng. Đảm bảo tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số.
|
Lực lượng Công an làm thủ tục cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi tại thành phố Hà Giang. |
Thúc đẩy kinh tế số và xã hội số, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tập huấn, hỗ trợ đưa sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử. Phát triển các dịch vụ viễn thông, internet, dịch vụ di động, bưu chính và chuyển phát đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân và doanh nghiệp.
Triển khai các mô hình CĐS cấp xã, tập trung vào các lĩnh vực như: Chính quyền số, phát triển thương mại điện tử, du lịch thông minh, dịch vụ xã hội. Tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến hết tháng 5.2024, toàn tỉnh có 168 doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện CĐS mô hình kinh doanh; 20 doanh nghiệp hoạt động công nghệ số; 32 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS.
Triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt đến 100% trường học, cơ sở giáo dục; chi trả chế độ chính sách an sinh xã hội, chi trả viện phí. Triển khai mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực chợ trung tâm các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Trước những khó khăn khi nhiều người dân chưa có điện thoại thông minh, chưa có điều kiện tiếp cận thông tin. Một số thôn vùng khó khăn chưa có điện, còn nhiều thôn trắng sóng điện thoại di động; kinh phí dành cho CĐS còn hạn chế. Một số quy định về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong công tác phối hợp, bất cập trong công tác lập, thẩm định các dự án, nhiệm vụ về công nghệ thông tin… tỉnh ta đặt quyết tâm phấn đấu hoàn thành 92 chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS bằng các giải pháp quyết liệt.