Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt phát huy lợi thế

Hà Nội - Giáo sư Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cần cải thiện kỹ thuật trồng sâm, nghiên cứu khoa học, xây dựng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để sâm Việt phát huy hết lợi thế.


Thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm (Panax spp) và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm" do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) tổ chức sáng 27/6 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.


Theo GS Jeong Hill Park, Đại học quốc gia Seoul, kỹ thuật trồng sâm và doanh thu của Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt nghiên cứu khoa học về sâm chưa nhiều. "Hàn Quốc có hơn 600 công bố về sâm được xuất bản hàng năm, trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng 13 công bố, chiếm khoảng 2% so với Hàn Quốc", ông nói. Việt Nam cần phát triển phương pháp canh tác, đẩy mạnh năng suất trên một đơn vị diện tích nhỏ, tăng quy mô số lượng trang trại và diện tích trồng sâm.


Cũng theo chuyên gia cần có các nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và kiểm soát chất lượng, từ đó cung cấp bằng chứng khoa học về chất lượng và lợi ích của sâm. Ông nhấn mạnh cần chú trọng việc bảo vệ nguồn gene quý của sâm Việt, do chúng thường chỉ sống ở vùng núi cao và rất đa dạng về mặt di truyền, do đó nhiều nguồn gene khác nhau cần được bảo tồn.


Còn bà Pyo Mi Kyung, Viện Nghiên cứu nhân sâm và dược liệu Geumsan, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra và kiểm định chất lượng sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm. Ở Hàn Quốc các tiêu chuẩn được thông qua từ Luật Công nghiệp nhân sâm. Luật quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nguyên liệu nhân sâm, hồng sâm hay hắc sâm, ban hành rõ ràng những gì được sử dụng và không sử dụng, đồng thời có tiêu chuẩn sản xuất nhân sâm căn cứ trên hàm lượng saponin.


Bên cạnh luật, cấp độ tiêu chuẩn cũng được đưa ra theo Cơ quan nông sản quốc gia và tiêu chuẩn địa phương (Geumsan) được đặt ra với từng vùng.


Tại hội thảo, các nhà khoa học trong nước cũng trao đổi nghiên cứu phát triển chất lượng sâm và sản phẩm từ sâm tại Việt Nam. Hiện sâm Việt Nam đã được nhân giống, trồng và phát triển thành công phục vụ phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, góp phần phát triển kinh tế một số địa phương như Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Lai Châu.


TS Phạm Hà Thanh Tùng, Viện nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam, cho biết vùng trồng sâm Lai Châu tại Sìn Hồ đã chuẩn hóa quy trình trồng 7 bước từ kiểm soát điều kiện trồng, nguồn giống, quy trình chăm sóc theo độ tuổi cây, theo dõi định kỳ sinh trưởng và kiểm soát tích lũy hoạt chất.


Các tiêu chuẩn đầu ra gồm sơ chế, bảo quản và ứng dụng khoa học vào chế biến giúp gia tăng tác dụng, hướng tới bảo tồn nguồn giống bản địa, kiểm soát chặt chẽ điều kiện trồng trọt, chế biến và bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng sâm.


PGS.TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng VKIST, cho biết hiện việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sâm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm được đưa vào Dược điển các nước, trong đó có Dược điển Việt Nam. Tuy nhiên nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và sự phát triển khoa học và kỹ thuật đòi hỏi việc xây dựng chất lượng sâm và sản phẩm từ sâm phải thay đổi để kiểm soát hàm lượng hoạt chất và ngày càng tăng độ chính xác.


"Muốn sâm Việt Nam cạnh tranh được với các loài sâm khác trên thị trường cần có những tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, hiện đại và tin cậy", ông nhấn mạnh. PGS Lợi cho hay các ý kiến của chuyên gia góp phần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sâm Việt Nam và sản phẩm từ sâm Việt Nam đáp ứng được quy định và thông lệ quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật đã thành công của Hàn Quốc để áp dụng vào thực tiễn sản xuất sâm tại Việt Nam.


Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, thông qua VKIST cùng với sự giúp đỡ từ các chuyên gia Hàn Quốc những năm gần đây việc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt hướng công nghệ chiết xuất dược liệu với hàm lượng cao đã có kết quả bước đầu.


Với sản phẩm từ sâm của Hàn Quốc, ngoài kỹ thuật trồng trên diện rộng, công nghệ chiết xuất cũng là yếu tố tăng hiệu quả. Do đó, Thứ trưởng kỳ vọng hội thảo tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học, Viện nghiên cứu giúp đưa sản phẩm, công nghệ tốt nhất vào Việt Nam. Ông mong muốn sẽ tạo dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, đặc biệt kết nối để đưa công nghệ mới nhất từ Hàn Quốc vào nghiên cứu chế biến cho sâm Việt Nam.


Bộ Khoa học và Công nghệ thời gian qua đã công bố Chỉ dẫn địa lý với sâm Ngọc Linh, triển khai viện nghiên cứu sâm Ngọc Linh tại Kon Tum, hỗ trợ kiểm chứng chất lượng sâm, đảm bảo chất lượng sản phẩm sâm, chống hàng giả hàng nhái, đưa sâm Việt Nam vào danh mục sản phẩm quốc gia ưu tiên nghiên cứu phát triển.


Như Quỳnh









Chuyen gia Han Quoc chi cach de sam Viet phat huy loi the


Ha Noi - Giao su Han Quoc cho rang Viet Nam can cai thien ky thuat trong sam, nghien cuu khoa hoc, xay dung tieu chuan kiem dinh chat luong de sam Viet phat huy het loi the.

Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt phát huy lợi thế

Hà Nội - Giáo sư Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cần cải thiện kỹ thuật trồng sâm, nghiên cứu khoa học, xây dựng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để sâm Việt phát huy hết lợi thế.
Chuyên gia Hàn Quốc chỉ cách để sâm Việt phát huy lợi thế
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: