Như chúng ta đã biết, Mặt Trời và Mặt Trăng, giống như tất cả các thiên thể khác nằm ngoài đường tròn quanh cực, mọc từ nửa phía đông của đường chân trời và lặn ở nửa phía tây do hiện tượng tự quay của Trái Đất.
Tuy nhiên, quá trình Mặt Trăng mọc và lặn cũng có thể tạo ra một số hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trên bầu trời.
Đó là bởi Mặt Trăng có thể mọc lên và lặn ở những điểm khác nhau trên đường chân trời do góc giữa quỹ đạo của nó và độ nghiêng của trục Trái Đất.
Đáng chú ý nhất trong số đó là hiện tượng Mặt Trăng "dàn hàng ngang" trên bầu trời, sẽ xuất hiện và đạt đỉnh vào ngày hạ chí, tức 21/6 tới đây.
Theo Live Science, hiện tượng này xảy ra do Mặt Trăng không đi theo cùng đường với Mặt Trời. Cụ thể, Mặt Trăng mọc và lặn ở cực bắc và cực nam tại vị trí trên đường chân trời, đạt điểm cao nhất và thấp nhất trong chu kỳ mặt trăng kéo dài 18,6 năm.
Điều này dẫn tới vị trí mọc và lặn của nó thay đổi liên tục trên đường chân trời do chuyển động giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Kết quả là Mặt Trăng xuất hiện trên bầu trời đêm lâu hơn, và di chuyển gần như theo một đường ngang.
Cũng vì điều đó, một số di tích lịch sử như bãi đá cổ Stonehenge (Anh), Callanish (Scotland) hay Newgrange (Ireland)... sẽ trông như được xếp thẳng hàng với các điểm mặt trăng mọc và lặn trong thời gian diễn ra sự kiện.
Được biết, lần gần nhất diễn ra hiện tượng này là vào ngày 15/9/2006.
Theo
www.livescience.com