Ngôi mộ thời La Mã chứa xác con gái ôm mẹ

Kết quả phân tích một ngôi mộ kép ở Áo hé lộ hai bộ hài cốt không phải vợ chồng mà là cặp mẹ con sống dưới thời La Mã.


Cách đây nhiều thế kỷ, hai người được chôn cất ở tư thế tay trong tay bên trên một con ngựa trong ngôi mộ ngày nay nằm ở Áo. Tư thế chôn cất độc đáo khiến các nhà khảo cổ học cho rằng chủ nhân ngôi mộ là một cặp vợ chồng từ thời Trung Cổ. Tuy nhiên, phân tích mới về hai bộ hài cốt hé lộ đó là cặp mẹ con qua đời khoảng 1.800 năm trước dưới thời La Mã. "Đâu là ngôi mộ chôn cất mẹ và con gái đầu tiên ở Áo dưới thời La Mã được chứng minh thông qua di truyền", Sylvia Kirchengast, giáo sư nhân chủng học tiến hóa ở Đại học Vienne, cho biết.


Các nhà khảo cổ học khai quật 3 bộ xương (gồm hai người lớn và một một con ngựa) cùng với hai mặt dây chuyền vàng hình bánh xe và trăng lưỡi liềm vào năm 2004 từ nghĩa trang ở thành phố La Mã cổ đại Ovilava, ngày nay tên là Wels ở bang Upper Austria. Bàn tay phải của một cá nhân đặt vòng quanh vai của người kia, chứng tỏ giữa hai cá nhân có mối quan hệ gần gũi. Phân tích ban đầu phân loại ngôi mộ Bavaria từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 7 dựa trên độ sâu và hướng tây - đông.


Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đánh giá lại hài cốt thông qua xác định niên đại bằng đồng vị carbon, phân tích ADN cổ đại và kiểm tra trực quan. Họ nhận thấy hai bộ xương thuộc về những cá nhân qua đời ở tuổi 20 - 25 và 40 - 60, sống vào khoảng năm 200 khi đế quốc La Mã thống trị khu vực. Đặc biệt, cả hai bộ xương đều là phụ nữ, theo phân tích giải phẫu. Kết quả kiểm tra ADN xác nhận người chết là nữ giới và có quan hệ ruột thịt cấp một, có nghĩa họ là chị em gái hoặc mẹ và con gái, theo nghiên cứu công bố trên số tháng 5 của tạp chí Archaeological Science: Reports.


Do kết quả ADN, chênh lệch tuổi tác và nhiều yếu tố khác, nhóm nghiên cứu kết luận hai cá nhân là mẹ và con gái, người con gái ôm mẹ ruột trong mộ. "Khả năng hai người hơn kém nhau 20 tuổi rất thấp ở thời kỳ đó. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy chắc chắn họ là một cặp mẹ và con gái", Kirchengast chia sẻ.


Việc thêm con ngựa và mặt dây chuyền vàng hé lộ những người phụ nữ trong mộ có địa vị xã hội cao và không thuộc tầng lớp quý tộc La Mã, theo trưởng nhóm Dominik Hagmann, nhà khảo cổ ở Đại học Vienne. Ông nghi ngờ hai cá nhân đến từ nền văn minh Celtic tồn tại dưới thời La Mã. Người Celtic thường chôn ngựa theo chủ của chúng. Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ người chết rất quen thuộc với ngựa. Cả hai người phụ nữ có thể cưỡi ngựa thường xuyên.


Katy Knortz, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành khảo cổ và nghệ thuật cổ điển ở Đại học Princeton, cho biết dù không thể loại trừ hoàn toàn khả năng hai người phụ nữ là chị em gái, tư thế bảo vệ của hài cốt và chênh lệch tuổi tác lớn khiến quan hệ mẹ con có khả năng cao hơn.


An Khang (Theo Live Science)









Ngoi mo thoi La Ma chua xac con gai om me


Ket qua phan tich mot ngoi mo kep o Ao he lo hai bo hai cot khong phai vo chong ma la cap me con song duoi thoi La Ma.

Ngôi mộ thời La Mã chứa xác con gái ôm mẹ

Kết quả phân tích một ngôi mộ kép ở Áo hé lộ hai bộ hài cốt không phải vợ chồng mà là cặp mẹ con sống dưới thời La Mã.
Ngôi mộ thời La Mã chứa xác con gái ôm mẹ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: